Mở cửa bán lẻ nhưng phải có hàng rào bảo vệ

“Nguyên nhân dẫn đến có sự cạnh tranh chưa cân sức giữa nhà bán lẻ nội - ngoại là nhà bán lẻ ngoại có tiềm lực mọi mặt mạnh hơn nhà bán lẻ nội, trong đó quan trọng nhất là tài chính. Họ có nguồn lực tài chính nhờ có nguồn huy động vốn lãi suất tốt ở nước ngoài. Doanh nghiệp FDI có bề dày kinh nghiệm quản lý hơn so với doanh nghiệp nội nhờ kinh doanh ở nhiều thị trường và có sự nghiên cứu sâu các thị trường. Ngoài ra, họ cũng có sức mạnh toàn cầu trong liên kết, thu mua nguồn hàng, đặc biệt là thế mạnh logistic” - ông Nhân phân tích.

Ông Nhân cũng cho rằng nhà bán lẻ nội có lợi thế lợi hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt và am hiểu thị trường của mình hơn nhưng Chính phủ, chính quyền địa phương cần hỗ trợ để tạo động lực phát triển, giúp doanh nghiệp nội tăng khả năng cạnh tranh.

“Nhà mình cửa không đóng nhưng phải có hàng rào kỹ thuật, các nước đều làm để bảo vệ các nhà bán lẻ của họ. Đơn cử như Ấn Độ, bất kỳ nhà bán lẻ ngoại vào đều phải liên doanh với doanh nghiệp nội địa với tỉ lệ tối đa 51%. Ngoài ra còn những quy định khác như tổng doanh thu bán hàng phải có 30% của các nhà sản xuất nhỏ, vừa trong nước” - ông Nhân chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho rằng thị trường bán lẻ là miền đất hứa nên phải nhìn chiến lược dài hạn. “Chúng ta mở cửa để thu hút được các doanh nghiệp ngoại với mức độ hợp lý nhưng đồng thời cũng cần có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam. Các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp cần có đánh giá, đề xuất" - ông Quyền nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm