Ngày càng nhiều người chọn vay tiêu dùng để mua sắm

Nhu cầu mua sắm của mỗi gia đình, cá nhân ngày càng dễ dàng hơn. Trước đây người ta thường tích lũy, tiết kiệm để cuối năm mua sắm, giờ đây với dịch vụ vay tiêu dùng, nhu cầu mua sắm có thể thực hiện bất cứ lúc nào.

Thủ tục dễ dàng, đơn giản

Anh Nguyễn Ngọc Bình (Móng Cái, Quảng Ninh) cũng như nhiều người có thu nhập trung bình khác chưa có đủ tiền ngay, chưa có thẻ tín dụng cũng như các điều kiện để đảm bảo quy trình cho vay chặt chẽ của các ngân hàng. Anh Bình chọn giải pháp mua trả góp từ các công ty tài chính với hồ sơ chỉ bao gồm CMND và hóa đơn điện, nước.

“Trong khi chưa có đủ tiền để thanh toán hết một lần món đồ mình muốn mua, với tôi, hình thức trả góp này rất thuận tiện. Tôi đã mua chiếc máy tính xách tay hiệu Dell trả góp trong sáu tháng. Mức trả góp này phù hợp với khả năng tài chính của tôi” - anh Bình chia sẻ.

Hoàng Văn Minh (quê Thanh Hóa) là sinh viên năm thứ ba của Trường ĐH Y Hà Nội cũng vừa quyết định mua một chiếc xe máy để phục vụ cho việc đi lại, học hành. Minh tìm đến sự tư vấn của công ty tài chính thông qua hướng dẫn của chủ cửa hàng xe máy trên phố Huế (Hà Nội). Tại đây, Minh đã được vay tới 80% số tiền của chiếc xe trị giá trên 20 triệu đồng, lãi suất khoảng 40%/năm cộng với số tiền trả góp hằng tháng. “Tính ra mỗi tháng em phải trả gần 2 triệu đồng trong vòng hai năm. Chi phí như vậy là phù hợp với khả năng của gia đình em. Thủ tục vay vốn cũng đơn giản và thuận tiện” - Minh cho biết.

Vay tiêu dùng - xu hướng lựa chọn mới

Sau hai lần sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng, bác Nguyễn Đình Tiên ở Âu Cơ - Hà Nội đã trở thành khách hàng quen thuộc của một siêu thị điện máy trên đường Tây Sơn. Bác Tiên cho biết hai năm trước, muốn mua một chiếc tủ lạnh mới trị giá 13 triệu đồng nhưng không đủ tiền, nhân viên siêu thị đã hướng dẫn bác vay vốn của công ty tài chính để mua. Đến nay, bác đã trả xong khoản vay cũ và vừa vay khoản mới để mua máy điều hòa.

Trả lời câu hỏi tại sao lãi suất cao hơn ngân hàng thương mại mà vẫn vay, bác Tiên bộc bạch: “Đúng là lãi có cao, đến khi thanh toán hết hợp đồng giá cái tủ lạnh lên tới gần 20 triệu đồng nhưng tôi thấy vẫn rẻ hơn đi vay nóng ở ngoài mà mình lại chủ động được việc trả nợ. Mỗi tháng trích lương ra gần 1 triệu đồng thấy không “xót” bằng việc trả cả khoản tiền. Hơn nữa, vì có nhu cầu mà chưa đủ tiền mua nên đi vay thế này là phù hợp”.

Có thể thấy rằng dịch vụ cho vay tiêu dùng là con đường ngắn nhất hiện thực hóa nhu cầu mua sắm của mỗi cá nhân, gia đình. Điều cần thiết đối với các khách hàng khi vay vốn tại các công ty tài chính là phải xác định rõ nhu cầu thực tế của mình, thu nhập hằng tháng cũng như khả năng trả nợ để có thể tìm một gói vay phù hợp cho bản thân.

Cho vay tiêu dùng chủ yếu là vay tín chấp, thủ tục rất nhanh gọn, đó là một ưu thế với khách hàng. Khi các khoản vay được giải quyết nhanh mà không cần tài sản thế chấp, trong khi rủi ro cao hơn thì khách hàng chịu mức lãi suất cao hơn là tất yếu. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lãi suất huy động, trích lập dự phòng rủi ro chung và riêng, chi phí hoạt động…, trong khi họ lại không được phép huy động tiền gửi từ dân mà chỉ có thể tạo nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu hoặc vay mượn từ các tổ chức. Đương nhiên nguồn huy động đầu vào của họ cao thì họ phải cho vay cao. Vừa qua có một số trường hợp khách hàng vay quá hạn và phải chịu phạt lại kêu ca, phàn nàn, đó là điều vô lý. Đó có thể là do họ chưa hiểu hết vấn đề nhưng đó cũng có thể do ý thức, “văn hóa” vay tiêu dùng của người Việt Nam chưa cao. Để tránh những khoản phạt như vậy, người đi vay trước tiên cần cân nhắc khả năng trả nợ của mình và khi đã ký hợp đồng rồi thì tuân thủ các điều khoản đã cam kết.

TS CẤN VĂN LỰC, chuyên gia kinh tế

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.