Phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm kinh doanh du lịch

Sở Du lịch TP.HCM thông tin năm 2018 ngành đã đạt được một số kết quả như hoàn thành mục tiêu thu hút 36,5 triệu lượt du khách đến thành phố. Tổng doanh thu đạt 140 ngàn tỷ đồng, tăng 21.55% so với năm 2017.

Trong công tác thanh kiểm tra chuyên đề lữ hành khu Phạm Ngũ Lão và kiểm tra tuyến điểm hoạt động lữ hành không phép thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Sở đã lập biên bản vi phạm hành chính 54 trường hợp, ra quyết định xử phạt với tổng số tiền 336 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là hoạt động đại lý lữ hành mà không có đăng kí kinh doanh; không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 15 ngày…

Riêng tại tuyến điểm hội trường Thống Nhất, thực hiện kiểm tra 120 khách sạn, 26 hướng dẫn viên, 74 công ty hoạt động lữ hành. Với các công ty, Sở đã ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên.

Đáng chú ý, có một vụ Sở Du lịch TP phối hợp, chuyển hồ sơ cho Sở Du lịch Hà Nội kiểm tra xử lí theo quy định đối với Công ty cổ phần Du lịch và Hội chợ thương mại Hà Nội do sử dụng hai hướng dẫn viên không có thẻ.

Du khách đang tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh TP.HCM .

Theo Sở Du lịch, tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong đeo bám du khách vẫn còn nhiều. Biện pháp chủ yếu là ngăn chặn nhưng chưa có giải pháp triệt để.

Tình trạng thu quá cước vận chuyển công cộng, một số bộ phận nhân viên lái xe taxi có thái độ phục vụ chưa tận tình, làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch thân thiện của TP.

Để năm 2019 đạt mục tiêu thu hút 8,5 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố, tổng thu du lịch phấn đấu đạt 150 ngàn tỷ đồng ... Sở triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tiếp tục xây dựng sản phẩm đặc trưng và đề xuất sản phẩm du lịch chủ lực của TP; đào tạo nâng co chất lượng nguồn nhân lực…

Đối với công tác thanh kiểm tra, nhiệm vụ trọng tâm là xử lí nghiêm các hoạt động kinh doanh không phép, trái phép không đúng quy định của pháp luật; phát hiện những bất cập, sơ hở của cơ chế chính sách để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.