Áp giá USD cao, nhiều cửa hàng móc túi người tiêu dùng

Móc túi người tiêu dùng

Tại cửa hàng xe máy 250 Phố Huế, chủ cửa hàng Nguyễn Văn Thảo cho biết, xe Vespa LX 125 nhập khẩu có giá 5.700 USD, tỷ giá 18.990, quy đổi ra tiền VND là 108 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là cửa hàng hiếm hoi áp dụng tỷ giá ngang với thị trường. Trong khi đó, hầu hết các cửa hàng bán xe máy và các thiết bị nhập khẩu khác đều tính giá hàng hóa theo một mức riêng cao hơn.

Áp giá USD cao, nhiều cửa hàng móc túi người tiêu dùng ảnh 1
Hàng nhập khẩu không giảm giá vì tỷ giá riêng. (Ảnh: VNN)
Ở cửa hàng xe máy số 115 - Láng Hạ, Hà Nội, giá của chiếc xe Lead (Honda) là 1.640 USD, nhưng khi nhân viên cửa hàng tính ra tiền Việt là 32.000.000 đồng,. Tính ra tỷ giá tính cho người mua đã lên đến 19.500 đồng/USD. Mức tỷ giá cao khủng khiếp cách đây gần nửa năm. Điều đáng nói hơn là mức giá này lại đang được rất nhiều cửa hàng áp dụng. Trung tâm máy tính Đăng Khoa (Ngọc Khánh) giá các loại máy tính được niếm yết giá USD là 19.500 đồng/USD. Theo đó, một laptop Acer AS 4332 có giá 439 USD tương đương 8.569.000 đồng, Dell Vostro 1088 giá 6.820 USD lên đến 13.300.000 đồng. Cửa hàng điện lạnh 295 Giảng Võ, giá của chiếc Tủ lạnh Toshiba R21VPDSZ – 188 lít được niêm yết là 278 USD, tương đương với 5.315.000 đồng. Như vậy giá USD được tính là 19.120 đồng/USD. Hiện nay, giá USD trên thị trường đứng ở mức 19.000 – 19.020 đồng/USD. Tính ra, khi mua đồ, khách hàng đã bị mất oan từ vài trăm đến cả triệu đồng. So sánh mức giá này với tỷ giá các cửa hàng áp dụng thì người tiêu dùng đang ngang nhiên bị móc túi. Thông thường, giá USD tự do được các cửa hàng áp dụng để tính giá hàng hóa, khi tỷ giá lên hàng hóa lập tức tăng nhưng tỷ giá giảm đã gần nửa năm nhưng các cửa hàng vẫn giữ tỷ giá rất cao khi bán hàng. Đổ thiệt hại cho khách hàngNhân viên bán hàng ở cửa hàng kinh doanh máy vi tính 191 Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cho biết: Hiện một số hàng hóa nhập khẩu như máy vi tính, máy ảnh, điện thoại di động… đã giảm giá bán, nhưng mức giá tính tỷ giá đồng USD cho khách hàng có thể vẫn cao hơn tỷ giá bên ngoài thị trường từ 300 – 500 đồng/USD. Sở dĩ như vậy là do số lượng hàng hóa được các doang nghiệp nhập khẩu vào thời điểm đồng USD tăng giá. Với những mặt hàng nhập khẩu trị giá một vài triệu đồng, việc giá USD tăng giảm không ảnh hưởng nhiều tới giá bán ra. Tuy nhiên, với những mặt hàng có giá trị lớn như ô tô, xe máy, nhiều người tiêu dùng có lẽ đang chờ cơ hội USD giảm để mua. Song thực tế cho đến nay, giá những mặt hàng này vẫn không hề “hạ sốt” mà thậm chí một số con tăng Hiện nay, chiếc Air Blade F1 nhập khẩu từ 58,5 triệu đã tăng lên 59,5 triệu đồng, còn chiếc Air Blade F1 nội cũng “ăn theo” khi tăng từ 35 triệu đồng lên 36,2 triệu đồng một chiếc với lý do xe nội nhưng phụ tùng nhập khẩu. Từ trước đến giờ, người buôn bán luôn phải căn cứ theo tỷ giá thị trường tự do. Nhiều năm qua, tỷ giá đều biến động theo hướng tăng lên nên nhà nhập khẩu không mấy khi lo lắng thiệt hại. Tuy nhiên, với biến động giảm giá USD mạnh gần đây, nhà nhập khẩu mua hàng trước đây với số lượng lớn chịu thiệt lớn theo tỷ giá mới đã giảm sâu. Để không chịu thiệt, cách tốt nhất là các chủ kinh doanh giữ nguyên tỷ giá bán hàng theo mức cũ, đẩy thiệt hại về người tiêu dùng.  Thậm chí, theo nhiều siêu thị, sau nhiều tháng tỷ giá giảm, vẫn có rất ít nhà cung cấp điều chỉnh giá giảm xuống. Thậm chí, có nơi còn đòi tăng giá.
Theo  Giang Sơn ( VNN)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm