Bán khẩu trang, khăn ướt... phải ghi hạn sử dụng

Đây là quy định mới, được đưa vào dự thảo Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Nghị định 89/2006 quy định 50 nhóm sản phẩm phải ghi thông tin riêng bắt buộc. Dự thảo này bổ sung bảy nhóm sản phẩm mới là Nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân, mắt kính, dụng cụ thể thao, dụng cụ làm đẹp, dụng cụ bao gói thực phẩm, mũ bảo hiểm và xe đạp/xe máy điện.

Ngoài các thông tin riêng bắt buộc, các sản phẩm vẫn phải có thông tin cơ bản về tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, nơi sản xuất…

Nhóm thực phẩm phải có thêm thông tin về số giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, ngoài các thông tin định lượng, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng...

Đặc biệt, dự thảo này mở ra cách ghi xuất xứ hàng hóa bằng tên hãng. Cụ thể, ghi “sản xuất tại” hoặc "chế tạo tại", “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi hãng...” kèm tên nước hay vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.

Quy định mới này có thể gỡ được vướng mắc hiện nay khi một số hàng nhập khẩu ghi nhãn theo kiểu “tên hãng”. Cụ thể như điện thoại Nokia ghi là Made by Nokia, Finland (sản xuất bởi Nokia, Phần Lan), nhưng không ghi sản xuất tại nước nào. Cách ghi này cũng có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, hiểu nhầm rằng điện thoại này sản phẩm tại Phần Lan nhưng thực chất là sản xuất tại Trung Quốc. Do đó cần phải ghi kèm tên nước sản xuất.

Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chưa đề cập đến các trường hợp ghi nhãn kiểu khác, ví dụ điện thoại iPhone, ghi là Designed by Apple in California Assembled (lắp ráp) in China thì có phù hợp quy định hay không, có phải ghi thêm phần sản xuất hay chế tạo hay không. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

(PLO)- Sản lượng bưởi cho mùa tết tại các nhà vườn còn ít khiến giá bưởi được dự đoán sẽ tăng cao trong mùa Tết 2023.