Có lợi cho dân, sao lại cấm?

Bộ GTVT viện dẫn Thông tư số 63/2014 quy định: Đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết một hợp đồng vận chuyển khách. Tức là khi hành khách gọi xe Grab hay Uber nghĩa là đã ký giao kết điện tử trọn gói cả chuyến xe, không phải chỉ là thuê chỗ ngồi. Do đó việc đơn vị vận tải có thêm hợp đồng với nhiều người khác sẽ gây bất tiện cho hành khách.

Tuy nhiên, những lập luận của Bộ GTVT để “bào chữa” cho việc cấm doanh nghiệp và người tiêu dùng sử dụng dịch vụ xe chung là không hợp lý, khó hiểu. Bởi việc sử dụng dịch vụ xe chung trước hết là sự lựa chọn của người tiêu dùng và người tiêu dùng đủ thông minh để biết lựa chọn chiếc xe nào, hình thức di chuyển nào ngắn nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.

Hành khách đang sử dụng xe Grab. Ảnh: CTV

Bộ GTVT cũng lập luận rằng nếu chấp nhận dịch vụ xe chung thì cũng có nghĩa là số lượng xe sẽ tăng lên. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Lượng xe cá nhân vẫn thế và những chiếc xe tham gia vào dịch vụ xe chung thực chất vẫn là những xe cá nhân, thậm chí là cả những chiếc xe sang trọng.

Vì vậy, lượng xe nhàn rỗi sẽ được sử dụng và điều đó cũng đồng nghĩa môi trường ít bị ô nhiễm hơn, có lợi cho người tiêu dùng, cho nền kinh tế hơn; tài nguyên của xã hội được sử dụng hiệu quả hơn. Một loại hình kinh doanh mới có lợi cho dân, cho kinh tế tại sao lại cấm?

Đó là chưa kể việc Bộ GTVT viện dẫn rằng chưa có khuôn khổ pháp lý cho phép kinh doanh loại hình xe chung nên cấm lại càng khiên cưỡng.

Bởi nếu chưa có hành lang pháp lý thì chính Bộ GTVT với chức năng của mình phải tạo ra “luật chơi” để khuyến khích, tạo điều kiện cho loại hình này phát triển để người dân được lợi chứ không phải tìm cách cấm đoán như hiện nay. Việc cấm chính là quay lưng với cái mới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm