Dự án trùm mền hồi sinh ‘nhờ’ DN ngoại

Ngày 12-3, An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật) vừa hoàn tất việc mua tiếp năm block còn lại của dự án Lacasa từ tay Tập đoàn Vạn Phát Hưng. Đây cũng là dự án thứ sáu được doanh nghiệp này thực hiện theo hình thức mua bán - sáp nhập (M&A) trong thời gian qua.

Cuộc săn lùng dự án trùm mền

Theo thông tin từ Bộ KH&ĐT, trong hai tháng đầu năm, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã rót 345,5 triệu USD vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, chiếm hơn 10% tổng nguồn vốn FDI đầu tư. Con số này tăng 12 lần so với mức 29,07 triệu USD cùng kỳ năm 2016.

Thương vụ đình đám nhất là cú bắt tay trị giá 200 triệu USD khi Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật) hợp tác cùng An Gia Investment để mua các dự án “chết yểu” về hồi sinh. Gần đây nhất, An Gia đã mua lại của Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt dự án River City quy mô 11,25 ha. Dự án hiện đang thi công trở lại và dự kiến bàn giao vào năm 2019.

Cách đây không lâu, Tập đoàn CapitaLand thông qua công ty con của mình ở Việt Nam ngay đầu năm 2017 đã thâu tóm một khu đất rộng lớn ngay trung tâm quận 1 để chuẩn bị đầu tư một dự án cao ốc. Theo đó, CapitaLand sẽ nắm giữ 100% cổ phần khu đất có diện tích 0,6 ha tại quận 1 với diện tích sàn xây dựng dự kiến là 106.000 m2.

Với các động thái trên, có thể thấy hoạt động M&A thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ hơn do thị trường bất động sản vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, lượng hàng tồn kho còn rất lớn. Hàng loạt doanh nghiệp trong nước như Vingroup, Novaland, Phú Mỹ Hưng... cũng đã tiến hành nhiều thương vụ mua bán chuyển nhượng dự án góp phần làm “rã đông” thị trường bất động sản từ năm 2012 dến nay.

Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, cho rằng 2017 sẽ là năm kỷ lục của M&A bất động sản. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cũng đánh giá năm nay thị trường bất động sản sẽ bùng nổ mạnh xu hướng mua bán các dự án và liên doanh liên kết cùng nhau phát triển dự án.

Thị trường bất động sản năm 2017 sẽ bùng nổ mạnh xu hướng mua bán các dự án và liên doanh liên kết cùng nhau phát triển dự án. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Vì sao địa ốc hút vốn nhà đầu tư ngoại?

Theo TSKH-GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, có hai lý do khiến thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ nhất, dự báo giới trung lưu của Việt Nam tăng nhanh, từ 12 triệu người vào năm 2012 lên đến 33 triệu người trong năm 2020. Thứ hai, hàng loạt chính sách liên quan như cho người nước ngoài sở hữu nhà đã tạo tâm lý tin tưởng cho nhà đầu tư.

Ông Masakazu Yamaguchi, Giám đốc Quỹ đầu tư Creed Group, cho biết thêm: “Chúng tôi là những nhà đầu tư và chỉ rót tiền sau khi nhìn thấy những tiềm năng từ thị trường Việt Nam. Bất động sản tại khu vực quận 7, TP.HCM vẫn rất phát triển và tiềm năng. Hiện lãi suất huy động ở Nhật chỉ 1%, lãi suất cho vay ở Nhật cũng chỉ 2%-3%/năm. Vậy chắc chắn các thương vụ đầu tư vào Việt Nam sẽ sinh lợi phải cao hơn nhiều rồi”.

Cũng theo ông Masakazu Yamaguchi, ở Nhật chỉ cần đến Sở Tư pháp là có thể biết chủ miếng đất kia là ai vì thông tin rất minh bạch. Nhưng ở Việt Nam thì… rất khó biết thực sự miếng đất đó là của ai. Do vậy, phía Nhật rất cần sự hợp tác của các công ty Việt Nam, bởi “đối tác trong nước có lợi thế rất lớn về tiếp cận quỹ đất, sự am hiểu về thị trường, môi trường kinh doanh và các chính sách pháp lý”.

Vì sao các liên doanh lại lựa chọn con đường M&A thay vì tự phát triển quỹ đất để làm dự án mới? Ông Lương Sĩ Khoa, Phó Chủ tịch HĐQT An Gia Investment, chia sẻ: “Thứ nhất, việc M&A các dự án giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian hoàn thành các thủ tục pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nếu phát triển dự án mới, công đoạn này có khi mất đến hơn một năm trời. Thứ hai, phần lớn các dự án “trùm mền” đều nằm tại các vị trí đẹp, quỹ đất lớn, cận kề trung tâm, có hạ tầng dân sinh phát triển nên đơn vị mua sẽ dễ dàng phát triển những dòng sản phẩm mới phù hợp hơn”.

Hướng ra cho các doanh nghiệp khó khăn

Theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp có quỹ đất nhưng do thiếu kinh nghiệm bán hàng, thiếu vốn hoặc chưa định hình được phân khúc nên không thể tiếp tục triển khai dự án. Thông qua M&A, họ đã trả được nợ và tái khởi động những kế hoạch kinh doanh tiếp theo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm