Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

Theo ông Liêm, tồn kho đường tại các nhà máy còn khá cao nhưng có hiện tượng khan hiếm giả tạo và giá đường được đẩy lên cao không phù hợp với mặt bằng thị trường. Trước thực tế này, một số công ty sản xuất sữa, bánh kẹo và nước giải khát đã phản ánh lên Bộ Công Thương không mua được đường để sản xuất và đề nghị cho nhập khẩu.

“Sau đó Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương đi kiểm tra một số nhà máy đường. Qua đó cho thấy một số công ty tích trữ đường, găm hàng chờ giá lên, gây sự khan hiếm giả tạo. Điều đó lý giải vì sao đầu năm nay giá đường trắng mới chỉ ở mức 12.000-13.000 đồng/kg nhưng đến tháng 5 vừa qua đã tăng lên mức 15.000-17.000 đồng/kg” - ông Liêm thông tin.

Cũng tại hội nghị này, nhiều ý kiến bức xúc về tình trạng nhập lậu đường ở biên giới Tây Nam, chủ yếu từ Thái Lan với giá rẻ hơn đường trong nước 500-1.000 đồng/kg. “Mỗi năm lượng đường nhập lậu vào Việt Nam dao động từ 300.000 đến 400.000 tấn. Vì thế, có thời điểm 90% lượng đường bán tại thị trường các tỉnh phía Nam là đường nhập lậu” - VSSA cho biết.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

(PLO)- Sản lượng bưởi cho mùa tết tại các nhà vườn còn ít khiến giá bưởi được dự đoán sẽ tăng cao trong mùa Tết 2023.