Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tôm chua Huế

Cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tôm chua Huế ảnh 1
Đặc sản Tôm chua Huế. (Nguồn: Internet)
Đây là cơ hội quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh tôm chua và các mặt hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh nói chung trong điều kiện hội nhập. Trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn 2 (FSPS II), năm 2009 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thành lập Hiệp hội Tôm chua Huế. Trên cơ sở đó, năm 2010, Thừa Thiên-Huế tổ chức các hoạt động tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho Hiệp hội Tôm chua Huế xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Hiện nay, nhiều địa phương có thể làm được tôm chua, nhưng chỉ ở Huế, tôm chua mới ngon. Món tôm chua thường có vị ngọt bùi của tôm, béo của thịt; cay, thơm của riềng, tỏi, ớt; chua của khế, chát của quả vả, hương thơm của rau... Loại tôm nào cũng đều làm được tôm chua, nhưng tôm càng tươi càng ngon. Đặc biệt là tôm rằn lúc chín có màu đỏ tự nhiên rất hấp dẫn. Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo. Măng vòi (phần non), tỏi xắt lát mỏng, củ riềng xắt rối, ớt trái xắt lát dài. Trộn đều tôm, xôi, măng vòi, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào lọ, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày. Sau đó đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, màu trắng của xôi, măng, riềng tỏi; màu đỏ của tôm, ớt cho ta một lọ tôm chua chín vừa, đẹp và thơm ngon.
Quốc Việt (Vietnam+)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm