Petrolimex lên tập đoàn

Phương án cổ phần hóa Petrolimex được Thủ tướng phê duyệt ngày 31/5. Theo đó, Petrolimex sẽ trở thành tập đoàn có vốn điều lệ là 10.700 tỷ đồng, hoạt động theo hướng giữ nguyên phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trong đó, Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.
Petrolimex lên tập đoàn ảnh 1
Petrolimex sẽ hoạt động theo mô hình tập đoàn. Ảnh: Petrolimex.

Cũng theo phương án cổ phần hóa được Thủ tướng duyệt, tổng số cổ phiếu do Petrolimex phát hành lần đầu là 1,07 tỷ. Trong đó, cổ phần do Nhà nước nắm giữ 1,01 tỷ (chiếm 94,99% vốn điều lệ). Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là gần 21,2 triệu (chiếm 1,98% vốn điều lệ). Số cổ phần bán cho tổ chức công đoàn là 5 triệu (chiếm 0,47% vốn điều lệ). Số cổ phần bán đấu giá công khai là 27,4 triệu cổ phần (chiếm 2,56% vốn điều lệ).

Theo phương án sắp xếp lao động, số lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 16.502 người. Số lao động chuyển sang công ty cổ phần là 15.995 người. Số lao động dôi dư là 505 người.

Cũng theo quyết định của Thủ tướng, Petrolimex sẽ thực hiện việc cơ cấu lại tổng công ty và các đơn vị thành viên để hình thành nhóm công ty liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Trong đó, công ty mẹ là công ty cổ phần, do Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ.

Sau khi cơ cấu lại, các đơn vị thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, gồm: Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex, Tổng công ty Xây lắp, Tổng công ty Dịch vụ Xăng dầu; 42 công ty xăng dầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và Công ty TNHH một thành viên Petrolimex Singapore. Các tổng công ty, công ty khác là công ty TNHH, công ty cổ phần có vốn góp của tập đoàn được thành lập theo quy định của pháp luật.

Theo Hồng Anh (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm