Thâu tóm doanh nghiệp qua sàn chứng khoán

Tuy nhiên, thị trường này có phát triển hay không còn nhiều rào cản về cơ sở pháp lý, quan điểm cũng như phụ thuộc khá nhiều vào ý chí của cơ quan quản lý.

Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, một số NH thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan quản lý cần quyết định giảm bớt các NH nhỏ, chưa đủ mạnh hoặc là chấp nhận để các NH hoạt động trong khó khăn. Một diễn giả khác cho rằng cơ quan chức năng cần cân nhắc có nên bắt buộc các công ty CK phải tăng vốn để đẩy mạnh hoạt động hay không vì hiện tại, 80% công ty CK đang có thị phần rất nhỏ và khó khăn... Nếu những vấn đề này được quyết định sẽ tác động lớn cho hoạt động M&A.

Thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, số lượng các thương vụ M&A tại Việt Nam tăng lên qua các năm, từ khoảng 28 vụ năm 2006 lên 345 vụ năm 2010 với giá trị đạt khoảng 1,75 tỉ USD. Dự đoán hoạt động này sẽ tiếp tục sôi động trong 1-2 năm tới.

Theo ông Tô Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP CK Bản Việt, nét mới của M&A trong giai đoạn này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa được các doanh nghiệp lớn quan tâm, đặc biệt là hoạt động thâu tóm thông qua sàn CK bởi hình thức chào mua công khai. Một số thương vụ điển hình như Thủy sản Hùng Vương mua Agifish An Giang, PNJ mua SFC… Ông Tô Hải cho biết, vẫn còn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong vấn để chào mua công khai. Một số thương vụ được các cổ đông lớn âm thầm thực hiện nên làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông nhỏ.

TS Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng hiện nay, các doanh nghiệp BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn vì chính sách siết tín dụng, nhu cầu vốn là rất lớn nhưng khi ngồi lại với đối tác nước ngoài thì hai bên vẫn còn nhiều điểm chưa gặp nhau, nhất là về giá cũng như là quan điểm đầu tư và vì vậy hoạt động M&A sẽ gặp không ít khó khăn dù nhu cầu là có thực...

Theo Sơn Nhung ( NLĐ)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm