Thị trường nghệ thuật châu Á sôi động

Thị trường nghệ thuật châu Á sôi động ảnh 1
Doanh thu của Sotheby's từ thị trường châu Á tăng mạnh.

Doanh thu của Christy's đã phá kỷ lục trong suốt 245 năm lịch sử của mình và cả hai nhà đấu giá này đã thu lợi nhuận khổng lồ từ thị trường nghệ thuật châu Á. Theo ông Kevin Ching, Giám đốc điều hành nhà đấu giá Sotheby's châu Á, đóng góp của doanh thu từ thị trường nghệ thuật châu Á vào danh thu toàn cầu của Sotheby's đã tăng đáng kể, từ 5% năm 2004 lên 16% trong năm 2010.

Theo báo cáo thường niên của Christy's được đưa ra vào hồi cuối tháng một, doanh thu của nhà đấu giá này trên toàn thế giới trong năm 2010 là 5 tỷ USD, tăng 53% so với năm 2009. Chỉ riêng mùa thu năm 2010, Christy's đã thu về 414 triệu USD, tăng 9% so với năm trước và đạt mức doanh thu kỷ lục tại châu Á, China Daily dẫn lời ông Jonathan Stone, giám đốc điều hành của nhà đấu giá Christy’s tại châu Á.

“Thị trường nghệ thuật Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới”, ông Stone nói. Những khách hàng châu Á cũng chi nhiều hơn tại thị trường phương Tây. Mức chi tiêu của các nhà sưu tập Trung Quốc đại lục đã tăng 116% trên toàn thế giới từ năm 2008 đến 2009, và thậm chí còn nhiều hơn nữa trong 2 năm 2009-2010. Ông Stone cho biết.

Theo báo cáo của ông Ching, Sotheby’s cũng đạt mức doanh thu đáng kể trong năm 2010. Tại Sotheby’s, số lượng khách hàng người Trung Quốc mua những hiện vật trị giá từ 500.000 USD trở lên đã tăng khoảng 400% từ năm 2004 đến năm 2009.

Theo ông Stone, lý do là trang sức, đồng hồ và rượu ngày càng được coi là một sự đầu tư nằm trong tầm tay, là những vật lưu trữ hữu hình ổn định hơn so với những tài sản khác.

Còn theo ông Ching, lạm phát và bất ổn định chính trị trên thế giới đã khiến cho các nhà sưu tầm châu Á càng coi các tác phẩm nghệ thuật như là một hình thức đầu tư thay thế. Các nền kinh tế châu Á ít chịu của Nhật Bản, cùng với giới thượng lưu Trung Quốc, đã góp phần đáng kể vào sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nghệ thuật.

Bà Morgan Long, giám độc bộ phận đầu tư nghệ thuật của Fine Art Fund - một tập đoàn đầu tư quốc tế, cho biết doanh thu của đồ cổ Trung Quốc tăng mạnh nhất.

Số lượng người Trung Quốc chi tiêu cho các tác phẩm nghệ thuật đã tăng vọt. Họ rất quan tâm đến việc đem những kiệt tác, di sản của Trung Quốc trở lại đất nước. Người ta rất hứng thú với những tác phẩm có từ hàng trăm năm trước, và những triệu phú, tỷ phú thì luôn muốn rót tiền vào những thứ có giá trị lịch sử quan trọng.

Bà ước tính 90% khách hàng trên thị trường Trung Quốc là người gốc Trung Quốc, còn khách hàng người Trung Quốc trên thế giới là khoảng 5-15%, tăng vọt trong suốt 2 năm qua.

Tâm lý chung của người Trung Quốc cho rằng đây là một cuộc cạnh tranh. Người ta cho rằng mình sẽ có được danh tiếng khi tiêu tiền nơi công cộng.

Bà Long cho biết, có một số trường hợp, khách hàng biến mất sau khi mua hàng tại phiên đấu giá. Bà đưa ra một ví dụ về bình hoa từ thời Càn Long (1711-1799) Trung Quốc đã được bán với giá 70 triệu USD tại một nhà đấu giá tại London năm 2010 nhưng thực ra nó chưa bao giờ được mua.

Theo ông I.M. Chait, chủ sở hữu và là nhà sáng lập Chait Auctioneers - một nhà đấu giá có trụ sở tại California đã kinh doanh các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc được hơn 40 năm, cho biết những tin đồn về giá của chiếc bình hoa đó đã bị đẩy lên bởi nhiều nhà đấu giá khác nhau nhằm đưa ra một mức giá cao ngất, không thể hiện đúng giá trị thực tế trên thị trường của nó. Đây là một mánh khóe thông thường. Bất chấp điều đó, giá của các tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc thường lên rất cao.

Ông cho biết, không có giới hạn về mức giá cho các tác phẩm nghệ thuật này. Cũng không có khái niệm suy thoái toàn cầu tại Trung Quốc. Kinh tế của họ đang phát triển nhảy vọt.

Internet cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường nghệ thuật toàn cầu. Bởi vì mọi người đều dùng Internet cho nên không có vật báu nào không thể tìm được ở các nhà đấu giá. Một khi có dự đoán rằng giá của tác phẩm ở mức đỉnh điểm thì sẽ có rất nhiều tác phẩm giả mạo trên thị trường.

Ông Chait thường đến Trung Quốc vài lần trong một năm để điều tra về các tác phẩm giả mạo.

Cả 2 nhà đấu giá Sotheby's và Christy's đều kỳ vọng khách hàng người Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng ra các thị trường khác trên thế giới. Theo ông Ching, sức mua của các nhà sưu tầm Trung Quốc ngày càng tăng, họ trở nên tinh tế hơn, thông minh hơn và “khát” những kiệt tác hàng đầu, điều này khiến cho thị trường nghệ thuật ngày càng sôi động và phát triển.

Ông Stone cũng cho biết, khách hàng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm đến nghệ thuật phương Tây và nghệ thuật đương đại.

Mặc dù rất nhiều nhà sưu tầm người Trung Quốc khởi đầu với nghệ thuật Trung Quốc vì họ quen thuộc với chúng và luôn muốn sở hữu những tác phẩm nghệ thuật quý hiếm từ chính nền văn hóa của mình, nhưng họ đang ngày càng quan tâm hơn đến những kiệt tác của các nền văn hóa khác.

Tại Christy’s New York, doanh số bán những tác phẩm thuộc trường phái nghệ thuật Hiện Đại và Ấn Tượng, Hậu Chiến, nghệ thuật Trang trí châu Âu và nội thất cho người Trung Quốc đã tăng đáng kể. Doanh số tại Christy's tại London và Paris cũng vậy.

Ông Long cho rằng sẽ có một kỷ lục mới về doanh số bán hàng của Sotheby's tại Hong Kong tháng tư tới với những tác phẩm nghệ thuật đương tại của bộ sưu tập Ullens và những kiệt tác gốm sứ hoàng gia của bộ sưu tập Meiyintang. Báo cáo thường niên của Sotheby's ước tính công ty này sẽ thu về hơn 300 triệu USD từ các tác phẩm có giá trị lịch sử quan trọng.

Ông Ching cho biết thị trường nghệ thuật Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng của thị trường này được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.

Ông Stone cũng đồng tình với ý kiến đó và cho rằng kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và thị trường nghệ thuật sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển không ngừng.

Theo Tuyến Nguyễn (VNE/ China Daily)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm