4 cách hạn chế phần mềm độc hại trên Android

Phần mềm độc hại (malware) trên smartphone thường được ngụy trang dưới dạng các ứng dụng thông thường, đồng thời chạy nền trên hệ thống để đánh cắp thông tin cá nhân, hình ảnh và dữ liệu quan trọng.

Ví dụ như phần mềm độc hại Skygofree vừa được phát hiện có thể thực hiện đến 48 câu lệnh khác nhau như bật microphone trên điện thoại, kết nối WiFi, thu thập thông tin... và nhiều hơn thế nữa. Vậy làm thế nào để tránh bị tấn công bởi phần mềm độc hại?

Cách kiểm tra máy tính có bị dính phần mềm gián điệp
Cách kiểm tra máy tính có bị dính phần mềm gián điệp
(PLO)- Nếu cảm thấy tốc độ Internet bỗng nhiên chậm đi khác thường, nhiều khả năng máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại (malware), phần mềm gián điệp (spyware) hoặc phần mềm quảng cáo (adware) chạy nền trong hệ thống. Làm thế nào để phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trên?

Cách hạn chế phần mềm độc hại trên Android

Cách đơn giản nhất là bạn chỉ nên cài đặt ứng dụng từ những nguồn chính thống hoặc Google Play (tất nhiên nguy cơ bị lây nhiễm vẫn có), đọc kỹ mọi điều khoản trước khi cài đặt. Hạn chế cài đặt ứng dụng thông qua các tập tin APK, đồng thời vô hiệu hóa tùy chọn Unknown sources (không rõ nguồn gốc) trong phần Settings (cài đặt) > Security (bảo mật).

Tương tự như trên Windows và macOS, phần mềm độc hại trên Android cũng xâm nhập vào thiết bị thông qua các lỗ hổng phần cứng hoặc phần mềm, đặc biệt là khi người dùng thường xuyên cài đặt phần mềm lậu. Bên cạnh đó, người dùng cũng nên cẩn trọng với các ứng dụng đến từ Trung Quốc như Pitu, Meitu, UC Browser... để tránh bị mất cắp thông tin. 

Theo các chuyên gia an ninh mạng tại Bkav, ứng dụng Pitu liên tục kết nối và gửi dữ liệu đến các địa chỉ IP tại Trung Quốc. Ngoài ra, Pitu còn tự động tải về một tập tin cài đặt, rất có thể sẽ được sử dụng vào việc tải và chạy các ứng dụng độc hại trên smartphone của người dùng.

Chuyên gia bảo mật Greg Linares cho biết với những thông tin thu thập được, tin tặc có thể sao chép thông tin thiết bị, đánh chặn cuộc gọi và tin nhắn SMS, chưa kể đến việc thông tin của bạn sẽ bị bán cho các tổ chức, công ty của bên thứ ba để dùng vào mục đích quảng cáo, giả mạo thông tin cá nhân…

Google thường phát hành bản vá bảo mật hằng tháng cho các thiết bị Android, giúp ngăn chặn phần mềm độc hại và vá lỗi hệ thống. Để cập nhật, bạn chỉ cần vào Settings (cài đặt) > About (thông tin) > System Update (cập nhật hệ thống). Tuy nhiên, không phải các nhà sản xuất điện thoại đều phát hành bản cập nhật cho tất cả người dùng, cũng chính vì sự phân mảnh này mà Android dễ bị tấn công hơn so với iOS. 

Ngoài ra, người dùng cũng nên cài đặt thêm trình duyệt Tor Browser tại địa chỉ https://goo.gl/dCwyVs để lướt web an toàn hơn. Về cơ bản, Tor Browser sẽ tự động xóa toàn bộ cookies để tránh bị theo dõi, truy cập các trang web thông qua máy chủ proxy… Thêm vào đó, việc cài đặt các ứng dụng chống virus như Avast, Kaspersky, ESET cũng sẽ giúp ngăn chặn phần mềm độc hại trước khi chúng bắt đầu xâm nhập.

Cuối cùng, bạn nên kiểm tra kỹ các dịch vụ chạy nền trên hệ thống, nếu thấy xuất hiện tiến trình lạ, bạn chỉ cần vào Settings (cài đặt) > Apps (ứng dụng) > Force Stop (buộc dừng) và gỡ cài đặt ngay sau đó.

Trên đây là những cách đơn giản để hạn chế phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị. Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

 

Đọc thêm