Các hãng thông tin độc quyền đang lũng đoạn hành tinh

Chúng được chỉ đạo qua hệ thống máy tính điện tử tân kỳ, nối với các vệ tinh thông tin thường trực trên quỹ đạo, tạo khả năng truyền đi khắp năm châu hơn 300 triệu âm tiết mỗi ngày. Có tới 85% lượng thông tin trong thế giới tư bản tập trung vào 4 hãng thông tấn hàng đầu là AP, CNN, Reuters và AFP. Với gần 3 vạn "chân rết" tỏa khắp toàn cầu gồm các đài phát thanh và truyền hình, các hãng thông tấn địa phương, sách báo và tạp chí... khiến tin tức từ 4 hãng lớn nhất này tới được hàng trăm triệu người sử dụng, một lợi thế "vô giá" tuyên truyền cho lối sống thực dụng phương Tây.

Các hãng thông tin độc quyền đang lũng đoạn hành tinh ảnh 1

“Ông trùm” truyền thông Rupert Murdoch

Còn Hãng Truyền hình Luxembourg (LTC) thì kết hợp với Radio Luxembourg thiết lập các chương trình đa dạng với nhiều thứ tiếng ở Trung và Tây Âu, thành Tổ hợp RTL Plus (RTL +). Đứng đằng sau dạng độc quyền thông tin đa quốc gia mới này là các ông chủ đầy thực lực cả về nguồn tài chính cũng như khả năng đầu tư.

Riêng trong lĩnh vực truyền hình qua vệ tinh, mọi sự cũng không nằm ngoài mục đích "thống trị thông tin" từ các nước tư bản phát triển nhất với đa số các quốc gia còn lại ở châu Á, Trung và Viễn Đông, Bắc và Nam Mỹ, cả lục địa Đen châu Phi cũng không thoát khỏi nanh vuốt của chúng.

"Con cá mập" của ngành truyền thông đại chúng quốc tế Rupert Murdoch người Mỹ gốc Australia chiếm đa số cổ phiếu của Công ty Truyền hình Anh "thủ cựu" TVPLC, trung bình hàng ngày dành 12 giờ phát các chương trình ra nước ngoài bằng tiếng Anh. Hiện R.Murdoch là đồng sở hữu của 93 tờ báo (kể cả các nhật báo huyền thoại như Times hay New York Post), 15 tạp chí định kỳ, 4 hãng truyền hình, một công ty truyền hình tư ở California chuyên truyền qua vệ tinh, các hãng vận tải, các liên hợp sản xuất giấy, các nhà in khổng lồ...

R.Murdoch còn có nhiều cổ phiếu trong ngành công nghiệp quốc phòng của Anh. Còn 3 hãng phát thanh và truyền hình lớn nhất Hoa Kỳ - ABC, CNN (của siêu tỉ phú Ted Terner) và CBS - "kiểm soát" 280 đài phát thanh - truyền hình quốc gia ở 3 châu lục. Trong một vài vùng, nhất là tại châu Mỹ Latinh, các hãng thông tin độc quyền xuyên quốc gia này "quy định" tới 70% lượng tin chứa đựng trong các chương trình phát sóng hàng ngày.

Kỹ nghệ và thị trường điện ảnh năm châu do các "công ty mẹ" gồm Warner Bros, Paramount, Universal, Columbia, 20th Century Fox và United Artists chiếm lĩnh. Chúng sản xuất và phát hành tới 82% tổng lượng phim hàng năm trên toàn thế giới. Trong thập niên vừa qua, trung bình cứ 100 người dân Liên minh châu Âu (EU) thì có 52 người xem phim Mỹ. Hiện tượng xảy ra ở EU, nơi các hãng phim xuyên quốc gia cực mạnh hoạt động nhộn nhịp trên thị trường sản xuất và phát hành các sản phẩm điện ảnh, cho thấy rõ "sự  thống trị" của người Mỹ trong lĩnh vực này; lẽ đương nhiên với các lục địa khác cũng vậy. Điện ảnh Hoa Kỳ cùng với truyền hình nhiều tập dạng "Dallas" hay "Denver" đang trở  thành "người cầm cờ" trong nền văn hóa chung của thế giới tư bản.

Cùng với sự ra đời của kỹ thuật video, công nghiệp điện ảnh xuyên lục địa lại có dịp chiếm lĩnh những thị trường mới, cũng như sự áp đặt các nhãn quan chính trị mới. Phần lớn các nhà sản xuất phim video những năm 80, 90 thế kỷ trước đều ưu tiên dành cho chủ đề "chiến tranh tinh cầu", cổ vũ cho "Sáng kiến phòng thủ chiến lược - SDI" trước kia,  hay "Chương trình lá chắn tên lửa -NMD" hiện nay của Washington. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là việc tổ hợp điện tử khổng lồ Atari của người Mỹ chuyên cho "ra lò" các thiết bị chinh phục không gian, liên kết với Hãng phim Warner Communications. Vai trò chính của thể loại phim "ăn khách" mới này là điều miễn bàn cãi: công chúng cần phải làm quen với các cuộc vũ trang trên vũ trụ, và mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của các hệ vũ khí hạt nhân tốn kém mang tính hủy diệt hàng loạt (!).

Các hãng thông tin độc quyền đang lũng đoạn hành tinh ảnh 2

Trụ sở USAID tại Washington D.C

Hãng độc quyền Bertelsmann của Đức chỉ đạo các nhà xuất bản, truyền hình, điện ảnh và âm nhạc tại 27 nước, có tới 13 triệu fan thành viên quy tụ trong các club "mê" các ấn phẩm và đĩa hát của hãng. CBS Publishing Group thì phổ biến rộng rãi mọi ấn phẩm qua các nhà xuất bản đa quốc gia của mình bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn Tổ hợp thông tin độc quyền ASET của người Pháp có hơn 75 cơ quan đại diện tại nước ngoài, chủ yếu là ở châu Phi. Riêng hãng độc quyền Mỹ Magrohil lại thiên về việc mở rộng các văn phòng đại diện trước hết ở Ấn Độ, Mexico và Trung Đông.

Lẽ đương nhiên, cần phải ghi nhận rằng trong nhiều vùng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh sẽ không xuất hiện các sáng tạo văn hóa của các nhà văn hoặc nhà thơ nổi tiếng của nền văn học thế giới, cũng như các thông tin về khoa học kỹ thuật mới nhất, nếu không có các cơ sở phát hành của Bertelsmann hay Magrohil. Nhưng một điều không ai được phép quên là trong quá trình hoạt động, các hãng thông tin độc quyền đa quốc gia luôn tìm cách áp đặt các "quan điểm vô tư" của họ, cũng như tìm kiếm lợi nhuận từ người tiêu dùng bản xứ.

Còn đây là các bằng chứng về mối tương quan mật thiết giữa thông tin độc quyền với công nghiệp quân sự độc quyền:

Các tổ hợp công nghiệp quân sự thường tuyên truyền có lợi cho mình bằng cách bí mật hùn vốn, giúp tạo ra và gắn bó với các hãng tin độc quyền qua các nhân vật đại diện đầy quyền uy.

Như Hãng Phát thanh và Truyền hình National Broadcasting Company (NBC) thực chất chỉ là một "chi nhánh" của RCA - một trong những công ty chế tạo vũ khí lớn nhất  của Mỹ, suốt từ thời có cuộc chiến tranh Việt Nam tới giờ liên tục có lời nhờ cuộc chạy đua vũ trang của Lầu Năm Góc. RCA cung cấp các thiết bị điện tử cho Không quân Mỹ, các dụng cụ điều khiển tên lửa đất đối không, cũng như thiết lập mạng lưới các phòng thí nghiệm tốn kém chuyên nghiên cứu về vũ khí laser và vũ khí hóa học. "Vòng quay quỷ quái" của RCA lên tới hơn 6 tỉ USD/năm.

Còn ABC có trong Hội đồng Quản trị của mình các đại diện từ General Dynamic (một tổ hợp ngang ngửa với RCA), General Motors, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Mỹ (AEA) và Cơ quan Quản trị Không gian (NASA). Riêng CBS thì thường dùng nguồn kinh phí do Lầu Năm Góc "rót" để phát triển hệ thống thu phát tin qua vệ tinh. Mạng lưới báo chí GANET lại gắn bó mật thiết với CER-MACGI, một công ty Mỹ chuyên sản xuất vũ khí hạt nhân và thiết bị vũ trụ cộm cán nhất. GANET cũng "chơi thân" với cả McDonald Douglas, một hãng sản xuất máy bay quân sự hàng đầu thế giới.

Ngoài ra các hãng thông tin độc quyền còn được sử dụng cả các viện nghiên cứu khoa học về chiến lược tuyên truyền. Như Học viện Truyền thông ở Nam California là một ví dụ đặc trưng, hoặc các học viện cấp nhà nước khác, cũng như các trường đào tạo giới sĩ quan cao cấp về chiến tranh tâm lý.
Một dạng thông tin không kém phần quan trọng nhằm phục vụ các nhu cầu tuyên truyền của Nhà Trắng: các văn phòng đại diện rải khắp hành tinh thuộc Cơ quan Thông tin Mỹ (USAID). Chúng hoạt động chủ yếu dựa trên hai yếu tố căn bản: xây dựng và mở rộng, nhằm "khuếch trương hết công suất" với lượng thông tin trói buộc người sử dụng vào các quan điểm có lợi nhất cho "thế giới tự do"...

Theo Trần Quang Long (ANTG/Morning Star)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm