Nghị sĩ - nghề “dễ phất” ở Nga?

Phải là người giàu mới trở thành chủ sở hữu nhà băng được, âu cũng là lẽ thường tình. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là nghề kế tiếp lại thuộc về các nghị sĩ (26%), "ăn đứt" cả giới bộ trưởng hay chính khách cao cấp (24%).

Nghị sĩ - nghề “dễ phất” ở Nga? ảnh 1

Bà L.Sliska - đương kim Phó chủ tịch Thứ nhất Hạ viện Nga

Quả thực với mức lương nghị sĩ 100 nghìn rúp/tháng (4.500 USD) đã là rất lớn so với thu nhập trung bình của người dân. Nhưng các giới còn lại theo như tỉ lệ xếp hạng thăm dò: siêu sao ca nhạc (21%), luật sư nổi tiếng (16%) và thương gia (15%) cũng kiếm khá bộn tiền. Xem ra dư luận muốn đề cập tới mức "tổng thu" nói chung ngoài đồng lương hợp pháp. Trong 450 ghế Hạ nghị sĩ thuộc Duma khóa V hiện tại được cử tri bầu ra, thì đúng là... rặt những người giàu. Đơn cử như trường hợp của nữ đệ nhất Phó chủ tịch Duma, bà Lyubov Sliska chẳng hạn.

Vào tháng 9-2006, bọn đạo chích đã đột nhập căn hộ xa hoa của bà và nẫng đi nhiều thứ. Sau đó nạn nhân đã tường trình với cơ quan điều tra danh sách những món "của nổi" bị mất, cùng tổng trị giá lên đến... nửa triệu euro! Ai dám cam đoan rằng những vị "đại biểu của dân" không thuộc giới thượng lưu "mới phất"?

Nghị sĩ - nghề “dễ phất” ở Nga? ảnh 2

Trụ sở Duma Quốc gia Nga tại Moskva

Nhưng giờ đây thời thế đã thay đổi. Đa phần các thành viên Duma khóa V (2008-2012) trở thành dân biểu hòng nâng cao địa vị xã hội của mình, chứ không phải là cách kiếm thêm tài sản (hay chí ít họ cũng giữ được mức của cải vốn có).

Tình trạng "nhộm nhoạm" dưới tác động khủng hoảng cả chính trị lẫn kinh tế của Duma khóa III (1999-2003) đã qua rồi, nhất là sau khi đảng Nước Nga Thống nhất giành được đa số ghế trong Duma khóa V, công việc lập pháp tại cơ quan đầu não đã được chấn chỉnh toàn bộ. Giờ đây người ta chỉ đồng nhất biểu quyết những gì có lợi cho dân tộc, chứ không dưới sức ép "nặng mùi ngoại tệ mạnh" như trước kia.
Dù sao đi nữa, kết quả thăm dò cũng gây một "cú sốc" trước con mắt người ngoại quốc. Để so sánh, ví như "nghề" dân biểu ở Cộng hòa Liên bang Đức chỉ được xếp dạng trên trung bình về mức thu nhập, thua xa giới quan chức ngân hàng quốc doanh.

Theo Trần Hồng (ANTG/DPA)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh: NEWSWEEK

Vấn đề nợ trần đang chia rẽ người Mỹ như thế nào?

(PLO)- Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào cuối tháng này nếu mức trần nợ không được nâng lên, nợ trần hiện là vấn đề không chỉ gây chia rẽ giới cầm quyền ở Washington mà còn chia rẽ người dân Mỹ.