Kiện đòi nhà, chỉ đóng án phí 200.000 đồng?

Hiện nay giữa các tòa án địa phương đang có sự không thống nhất khi tính án phí dân sự sơ thẩm trong các vụ kiện đòi lại nhà: Tòa này tính án phí theo vụ án không có giá ngạch, tòa kia lại tính theo vụ án có giá ngạch dẫn tới sự chênh lệch rất lớn trong khoản tiền bên thua kiện phải nộp.

Tháng 2-2010, bà TTM mua một căn nhà của ông NVK tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) với giá 2 tỉ đồng. Bà M. đã làm thủ tục sang tên và được UBND TP Nha Trang cấp giấy hồng.

Mỗi tòa tính một kiểu

Do thời điểm chuyển nhượng đã gần tết nên ông K. đề nghị bà M. cho ở nhờ một thời gian, khi nào bà M. cần thì ông sẽ chuyển đi nơi khác và trả lại nhà. Tuy nhiên, đến khi bà M. yêu cầu dọn đi thì ông K. không chịu. Không còn cách nào khác, bà M. đành nộp đơn khởi kiện lên TAND TP Nha Trang để đòi lại nhà.

Xác định đây là vụ kiện đòi tài sản thuộc trường hợp không có giá ngạch, tòa yêu cầu bà M. đóng tạm ứng án phí 200.000 đồng. Gần đây, TAND TP Nha Trang đã đưa vụ kiện xử, chấp nhận yêu cầu của bà M., buộc ông K. phải trả lại căn nhà. Về án phí, tòa buộc ông K. phải chịu nộp 200.000 đồng.

Trái ngược với vụ án trên, có tòa lại xác định một vụ kiện đòi nhà tương tự là vụ kiện có giá ngạch và tính án phí theo tỉ lệ % giá trị tài sản tranh chấp.

Kiện đòi nhà, chỉ đóng án phí 200.000 đồng? ảnh 1

Cụ thể, bà TM (Việt kiều Canada) mua lại nhà của gia đình bà TTL. Giao dịch đã hoàn thành nhưng gia đình bà L. không chịu giao nhà nên bị bà M. khởi kiện ra TAND tỉnh Khánh Hòa. Thụ lý, TAND tỉnh Khánh Hòa tiến hành trưng cầu giám định và xác định giá trị của căn nhà là hơn 16 tỉ đồng. Ngày 16-11, tòa đưa vụ án ra xét xử, tuyên buộc bà L. phải giao trả nhà cho bà TM. Về án phí, tòa xác định đây là vụ kiện dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch nên buộc các đồng bị đơn phải nộp hơn 120 triệu đồng.

Xác định sao mới đúng?

Theo Pháp lệnh số 10 ngày 27-2-2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng. Còn án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch thấp nhất là 200.000 đồng (tài sản tranh chấp từ 4 triệu đồng trở xuống), cao nhất là 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4 tỉ đồng (tài sản tranh chấp từ trên 4 tỉ đồng).

Pháp lệnh cũng giải thích rõ vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà yêu cầu của đương sự không phải là tiền hoặc không xác định được giá trị bằng tiền. Còn vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Khánh Hòa), các tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn, cho thuê là vụ án dân sự không có giá ngạch vì các đương sự căn cứ vào Điều 256 BLDS về quyền đòi tài sản để khởi kiện. Ở đây, đương sự không hề tranh chấp quyền sở hữu nhà, chỉ đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng bất hợp pháp mà thôi.

TS Nguyễn Văn Tiến (giảng viên ĐH Luật TP.HCM) cũng đồng tình với quan điểm này. Theo ông, trước tình hình một số cơ quan tố tụng, trong đó có tòa án vẫn chưa thống nhất về cách tính án phí như hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn chính thức cũng như tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tố tụng.

Tòa, viện bất đồng

Tháng 2-2010, ông H. mua một ngôi nhà ba tầng cùng mảnh đất rộng 65 m2 của bà B. tại xã Văn Lộc, Hậu Lộc (Thanh Hóa) với giá 600 triệu đồng, đã trả đủ tiền, được UBND xã Văn Lộc chứng thực. Do chưa có nhu cầu vào ở ngay, ông H. cho bà B. mượn nhà để ở tạm, thỏa thuận khi nào cần sẽ lấy lại. Sau đó, khi ông cần nhà thì bà B. không chịu giao, buộc lòng ông phải khởi kiện.

Xác định vụ kiện thuộc trường hợp không có giá ngạch, TAND huyện Hậu Lộc đã yêu cầu ông H. đóng 200.000 đồng tiền tạm ứng án phí. Ngày 15-6, tòa xử sơ thẩm, tuyên buộc bà B. phải trả lại nhà đất tranh chấp cho ông H. Ngoài ra, bà B. còn phải đóng 200.000 đồng án phí.

Bản án trên đã bị VKSND tỉnh Thanh Hóa kháng nghị, cho rằng tòa sơ thẩm xác định sai mức án phí mà bà B. phải đóng. Theo VKS, đây là một vụ án dân sự có giá ngạch, tài sản tranh chấp trị giá 600 triệu đồng nên án phí dân sự sơ thẩm phải là 28 triệu đồng (20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng).

Không giá ngạch

Căn cứ vào quy định của Pháp lệnh số 10 thì kiện đòi tài sản là vụ án dân sự không có giá ngạch. Nếu là vụ kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thì đó mới là vụ kiện dân sự có giá ngạch.

Luật sư NGUYỄN VĂN RE, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh

Tính sai gây nhiều hậu quả

Trước đây, Nghị định số 70/1997 (về án phí, lệ phí tòa án) không hướng dẫn cụ thể thế nào là vụ án dân sự có giá ngạch, vụ án dân sự không có giá ngạch. Pháp lệnh số 10 ngày 27-2-2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thay thế Nghị định 70 đã quy định cụ thể vấn đề trên. Tuy nhiên, nhiều nơi vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu trường hợp nào là có giá ngạch, trường hợp nào không.

Theo quy định, những vụ án dân sự không có giá ngạch là “vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể”. Như vậy, có thể hiểu nếu đương sự khởi kiện mà yêu cầu của họ là đòi lại tài sản vốn thuộc quyền sở hữu, quản lý hợp pháp đang bị người khác sử dụng, chiếm giữ bất hợp pháp thì đó là vụ án dân sự không có giá ngạch.

Theo tôi, TAND Tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể và tập huấn cho đội ngũ những người làm công tác xét xử để tránh sự sai sót khi xác định án phí của từng vụ án. Bởi lẽ nếu sai sót trong việc xác định án phí thì chẳng những quyền lợi chính đáng của đương sự bị xâm hại, pháp luật bị vận dụng sai mà nhiều khi còn làm thất thu tiền cho ngân sách.

Luật sư NGUYỄN TRỌNG THÀNH, Đoàn Luật sư TP.HCM

HỒNG TÚ

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.