Báo cáo chính thức vụ còng tay tại Trường Thanh Nguyên

Theo báo cáo, ngày 18-1, TAND TP Phan Thiết đã ban hành quyết định tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Thanh Nguyên sau khi đã căn cứ Nghị quyết hội nghị chủ nợ mà Trường Thanh Nguyên đã nợ quá hạn không có khả năng chi trả.

Cụ thể, Trường Thanh Nguyên ( thuộc công ty Thanh Nguyên) nợ của 9 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền hơn 177 tỷ đồng.

Còng để ngăn chặn tự thiêu    

Vào khoảng 14g ngày 23-3, Tổ công tác do quản tài viên Trần Đăng Minh là Tổ trưởng và nhân viên công ty Bảo vệ Vũ Long đến trường Thanh Nguyên thực hiện niêm yết các văn bản liên quan đến phá sản dưới sự chứng kiến, giám sát của đại diện VKSND, Chi cục THA, Phòng GDĐT TP Phan Thiết và Công an phường Xuân An.

Tổ công tác đến Trường gặp và mời bà Đoàn Thị Dung, Giám đốc Công ty Thanh Nguyên sang hội trường để làm việc nhưng bà Dung không chấp hành và có cử chỉ xua đuổi.

Tổ công tác vẫn tiếp tục đến hội trường, bà Dung đi theo và có hành động đập tay lên bàn, chỉ đạo tất cả nhân viên tập trung về hội trường. Bà Dung cũng yêu cầu nhân viên mua một can xăng để bà đốt hết chỗ này.

Khi tổ công tác lập biên bản, bà Dung bỏ ra ngoài, khoảng 15 phút sau quay lại trên tay cầm can xăng đã mở nắp. Thấy vậy các nhân viên bảo vệ đã ngăn cản, khống chế bà Dung để thu giữ can xăng. Cùng lúc tập thể nhân viên của trường ập vào giải vây cho giám đốc còn bà Dung vùng vẫy, cố nhào đến can xăng.

Nhận thấy hành vi của bà Dung có thể ảnh hưởng đến tính mạng của những người tham gia và tài sản nhà trường nên các bảo vệ đã dùng còng số 8 khóa tay bà này lại để ngăn ngừa. Cùng lúc lực lượng công an đến hỗ trợ và yêu cầu mở còng tay cho bà Dung, mời tất cả về trụ sở Công an phường Xuân An để làm việc. Đến 17g15 cùng ngày, Tổ công tác quay lại trường tiếp tục công việc dang dở thì lại bị bà Dung và nhân viên chống đối.

Công ty Bảo vệ Vũ Long được Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Bình Thuận cấp giấy xác nhận đăng ký vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ. Công ty này được quản tài viên ký hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ. Hiện ủy ban đã chỉ đạo Công an Phan Thiết kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý theo đúng pháp luật việc sử dụng công cụ hỗ trợ của các nhân viên bảo vệ.

Quản tài viên có xúc phạm Chi cục trưởng Thi hành án

Theo báo cáo của Chi cục THA Dân sự TP Phan Thiết, ngày 21-2, Chi cục nhận văn bản kiến nghị của quản tài viên Trần Đăng Minh về việc đề nghị Chi cục THA thực hiện biện pháp cưỡng chế, buộc Công ty Thanh Nguyên bàn giao tài sản cho quản tài viên.

Ba ngày sau, Chi cục có văn bản không chấp nhận đề nghị này vì không có cơ sở. Luật Phá sản quy định chấp hành viên chỉ thực hiện việc cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ phá sản, trong khi vụ việc này chưa có người mua.

Do đây là lần đầu giải quyết vụ việc nên ngày 14-3, Chi cục đã tổ chức họp liên ngành gồm Chi cục THA, TAND và VKSND TP Phan Thiết. Cuộc họp thống nhất xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ của Cục THA Dân sự tỉnh và đã có văn bản thỉnh thị  nhưng chưa nhận được trả lời.

Ngày 20-3, quản tài viên có văn bản đề nghị Chi cục THA phối hợp, hỗ trợ, cử chấp hành viên xuống làm việc yêu cầu Công ty Thanh Nguyên bàn giao tài sản và Chi cục đã cử chấp hành viên tham gia giám sát.

Vào lúc 10g ngày 23-3 ông NĐQ và quản tài viên Minh đến gặp Chi cục trưởng Trần Thị Thanh Nga, yêu cầu có văn bản mời các ban ngành và địa phương tham gia. Bà Nga giải thích Chi cục không có trách nhiệm mời các thành phần trên mà chỉ cử cán bộ tham gia giám sát. Quản tài viên và ông NĐQ đã có những lời lẽ xúc phạm bà Nga rồi bỏ về.

Khi sự việc xảy ra tại Trường Thanh Nguyên ngày 23-3, chấp hành viên tham gia giám sát đã yêu cầu quản tài viên tạm dừng nhưng người này vẫn tiếp tục thực hiện việc niêm phong. Do đó, chấp hành viên bỏ ra ngoài, không tham gia.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...