“Chat” với bị cáo, bồi thẩm viên chịu tù

Cái tội “chat” chít!

Năm ngoái, Fraill được chọn làm thành viên bồi thẩm đoàn để xét xử một vụ án liên quan đến ma túy trị giá tới 6 triệu bảng Anh tại Manchester. Qua quá trình thẩm vấn và bào chữa, bồi thẩm đoàn đã tuyên bố bị cáo Jamie Sewart vô tội. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn vẫn tiếp tục thảo luận để xác định hành vi phạm tội của ba người còn lại trong vụ án.

“Chat” với bị cáo, bồi thẩm viên chịu tù ảnh 1

Bồi thẩm viên Fraill (trái) và bị cáo Sewart.

Khi vụ án chưa kết thúc hoàn toàn, bồi thẩm viên 40 tuổi này đã sử dụng tài khoản trên Facebook của mình để liên lạc với bị cáo trắng án Sewart. Trên Facebook, Fraill lấy tên là Jo Smilie nhưng lại sử dụng hình ảnh thật. Trong lần tiếp xúc đầu tiên, Fraill nói với Sewart rằng: “Cô nên biết tôi. Tôi là người đã khóc rất nhiều vì cô”. Trong lần “chat” khác, Fraill còn bày tỏ sự cảm thông về việc Sewart bị tạm giam một thời gian rất dài trước khi được tuyên bố vô tội. “Không thể tin họ lại tạm giam cô” - Fraill viết. Tổng cộng, hai người đã trò chuyện với nhau thông qua 50 tin nhắn và 36 phút “chat” trên Facebook vào ngày 3-8-2010. Trong đoạn “chat” này, khi Sewart hỏi thăm về quá trình thảo luận của bồi thẩm đoàn xung quanh vụ án, Fraill trả lời đại loại rằng không thể lay chuyển bất cứ bồi thẩm viên nào.

Rắc rối xảy ra khi Sewart khoe với luật sư của mình về chuyện “chat” chít với bà bồi thẩm viên. Cả Fraill và Sewart đều bị truy tố về tội khinh miệt tòa án do dám liên lạc với nhau trong khi vụ án chưa kết thúc. Tại tòa, Fraill thừa nhận toàn bộ hành vi của mình, đồng thời khai thêm rằng đã sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về một đồng phạm của vụ án, vốn là bạn trai của Sewart. Bà cho biết mình không có ý đồ gì khác ngoài niềm cảm thương đối với Sewart khi cô được tuyên bố vô tội. Bà cảm thấy cuộc sống của mình và bị cáo trắng án này có vài điểm tương đồng với nhau nên muốn trò chuyện để chia sẻ.

Bào chữa cho thân chủ, luật sư của Fraill nói rằng vị bồi thẩm viên đã thực sự suy sụp tinh thần với những gì mình đã làm. Bà hoàn toàn thống hối và ăn năn. Luật sư cho rằng mặc dù rất đáng khiển trách nhưng hành vi của thân chủ không có động cơ nào cả. Hành vi ấy cũng chưa làm phá vỡ tiến trình xét xử bình thường của bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, nỗ lực bào chữa cho Fraill vẫn không thành và bà phải chịu hình phạt như trên.

Riêng Sewart thì lại chối đây đẩy. Cô khai khi được mời kết bạn và “chat” trên Facebook, cô không biết Jo Smilie chính là bà bồi thẩm viên nhưng các bằng chứng rõ rành rành không thể giúp Sewart thoát tội. Hình phạt dành cho Sewart chỉ là hai tháng tù treo bởi cô còn có con nhỏ và trước đó đã bị tam giam 14 tháng trong vụ án liên quan đến ma túy.

Không thể cảm thông

Ngay sau khi tòa tuyên án, Fraill đã hốt hoảng kêu lên: “Tám tháng!” rồi gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Người thân của vị bồi thẩm viên này cũng không giấu được nước mắt. Chính Sewart cũng ái ngại nói rằng cô cảm thấy tiếc cho bà bồi thẩm viên.

Thực ra, những người xét xử Fraill đã bàn luận rất kỹ lưỡng trước khi phán quyết bà có tội. Một thẩm phán cho rằng khi kết nối trên Facebook với bị cáo trắng án, Fraill hoàn toàn nhận thức được rằng bà đang đảm nhiệm vai trò của một thành viên bồi thẩm đoàn. Việc sử dụng Internet của Fraill không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến quyết định của bồi thẩm đoàn trong vụ án ma túy. Tuy nhiên, Fraill phải bị kết tội bởi nội dung các cuộc trò chuyện cho thấy mối quan hệ của Fraill và Sewart vượt xa sự đồng cảm bình thường.

“Chat” với bị cáo, bồi thẩm viên chịu tù ảnh 2

Những dòng “chat” đầu tiên giữa Fraill và Sewart vào ngày 3-8-2010.

“Khi truy cập Internet liên tục, bà đã đi ngược lại lời thề của một bồi thẩm viên. Hành vi liên lạc với bị cáo, tìm kiếm trên Internet đã cấu thành tội vi phạm trắng trợn những quy định nghiêm ngặt do tòa án đặt ra đối với người làm công tác xét xử” - thẩm phán trên cho biết. Thông qua vụ án này, các thẩm phán cũng muốn cảnh báo các bồi thẩm viên khác trong việc sử dụng Internet, bởi mọi hành vi khinh miệt chốn pháp đình đều sẽ bị truy tố.

Không cảm thông với Fraill, một thẩm phán cho biết việc tự tiện liên lạc với bị cáo sẽ gây nguy hiểm cho quá trình xét xử. “Cho dù bạn liên lạc qua Facebook, nghiên cứu trên Internet hay chỉ nói chuyện qua hàng rào khu vườn nhà bạn, bạn cần phải hiểu bạn là ai và bạn đang giữ vai trò gì. Thành viên bồi thẩm đoàn mà đi phá bỏ lời tuyên thệ thì phải bị kết tội” - người này cho biết.

Quá khắt khe?

Bồi thẩm đoàn là trụ cột cơ bản của hệ thống tư pháp của nước Anh. Tính công bằng trong hoạt động xét xử sẽ không được đảm bảo nếu các bồi thẩm viên không nghiêm túc làm hết trách nhiệm.

Theo quy định hiện hành, trong suốt quá trình xét xử và trước khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết, bồi thẩm viên không được phép có bất cứ mối liên hệ nào bên ngoài tòa án. Quy định này nhằm loại bỏ khả năng bồi thẩm viên bị các yếu tố bên ngoài tác động, từ đó dẫn tới việc xét xử sai lầm.

“Chat” với bị cáo, bồi thẩm viên chịu tù ảnh 3

Gương mặt thất thần của Fraill sau khi lãnh án tám tháng tù giam.

Khi chưa có sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Internet không phải là vấn đề cần cảnh báo. Sau khi xét xử, giả sử các bồi thẩm viên có đem nội dung vụ án về nhà kể cho thân nhân nghe thì số lượng người biết cũng bị giới hạn. Thế nhưng ngày nay, người ta có thể công khai quan điểm cá nhân trên các trang mạng, để lại các dấu tích điện tử. Với bản tính thông minh và tò mò vốn có của người làm công tác xét xử, các bồi thẩm viên thường muốn truy tìm đến cũng những khúc mắc còn lẩn khuất trong vụ án. Một trong những cách giúp họ giải quyết vấn đề là lên mạng tìm kiếm thông tin. Vì vậy, nhiều người tin rằng các bồi thẩm viên ngày nay dễ bị chi phối bởi những thông tin gây tổn hại trên mạng. Đó là lý do khiến tính toàn vẹn của hệ thống bồi thẩm đoàn đang gặp nguy hiểm.

Một số chuyên gia tranh luận rằng thay vì ngăn cản bồi thẩm viên tìm kiếm thông tin trên mạng, tòa án nên giúp họ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có trách nhiệm. Việc cô lập các bồi thẩm viên khỏi thế giới bên ngoài trong suốt quá trình giải quyết vụ án (có khi kéo dài hàng tháng trời) sẽ mất rất nhiều chi phí để phục vụ họ.

Từ vụ án này, nhiều ý kiến mỉa mai rằng khi pháp luật lạc hậu so với sự phát triển của thời đại, tốt nhất là bạn hãy nên thận trọng trước khi muốn gửi bất cứ thông tin gì lên mạng.

(Theo The Guardian, Khaleej Times Online)

HOÀNG GIA KHANG

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 173)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

bài test

bài testLongform

(PLO)- Trải qua 124 ngày giãn cách xã hội với nhiều lần thay đổi cấp độ, biện pháp chống dịch, TP.HCM đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước bước vào giai đoạn bình thường mới và dần thích nghi với việc sống chung cùng COVID-19.
[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bài

[Infographic] Top 10 xe ô tô bán chạy tháng 6/2020 - Test bàiInfographic

(PLO)- Mùa dịch vẫn chưa đi qua hẳn nhưng doanh số bán xe ô tô có hướng tăng trở lại đối với một số dòng xe. Vẫn là những chiếc xe phân khúc giá tiền dễ tiếp cận nằm đầu top, đối với tháng 6 vừa qua thì doanh số đầu bảng thuộc về Honda City, vượt doanh số của Vios hơn 300 chiếc xe.
Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Tôi ghét những cánh tay giơ lên

Ngày nay chuyện bốn phương tám hướng gì cũng loan truyền chóng mặt. Ngoài một rừng cơ quan báo chí chuyên nghiệp thì giới đưa tin dạo còn nhiều gấp vạn lần.
Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

Vinh danh kỳ 29: Bảng vàng về với Đắk Lắk

(PL)- Số lượng bạn đọc ở Đắk Lắk đã từng được trúng giải À Ra Thế khá nhiều, tuy nhiên đây là lần đầu tiên bảng vàng xướng tên một bạn đọc ở địa phương này, đồng thời Bình Phước vẫn luôn giữ “áp đảo” các vị trí còn lại.
Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

Dù vé số trúng thưởng cũng chỉ phạt hành chính

(PL)- Nếu tình huống chỉ dừng lại ở số tiền 300.000 đồng, chắc hầu hết bạn đọc đều có đáp án cho tình huống này. Nhưng cùng với hai tờ vé số trúng thưởng được 6 triệu đồng, nhiều bạn đọc đã “vội vã” kết luận A phải bị xử lý hình sự.