Chi trả tiền đóng bảo hiểm cùng lúc với lương

Thời gian làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việc

Công văn hướng dẫn, theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12-01-2015 của Chính phủ thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia BHTN thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc.

Trong đó: thời gian làm việc thực tế bao gồm cả thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH);

Thời gian tham gia BHTN bao gồm: thời gian người sử dụng lao động đã đóng BHTN theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN theo quy định của pháp luật;

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà có thời gian không tham gia BHTN do nghỉ ốm hoặc nghỉ hưởng chế độ thai sản từ đủ 1 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đối với thời gian nêu trên.

Bảo hiểm thất nghiệp đối với thời gian thử việc

Theo quy định tại Luật BHXH (2006, 2014) thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên (từ ngày 01-01-2018 là hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên) thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của bộ luật này, không bao gồm nội dung về BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT).

Theo đó, thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH.

Chi trả tiền đóng bảo hiểm cùng lúc với lương

Theo quy định của pháp luật về BHXH thì việc tham gia BHXH thực hiện theo tháng, không quy định tham gia theo ngày. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó.

Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chính sách mới có hiệu từ tháng 3-2024

Chính sách mới có hiệu từ tháng 3-2024

(PLO)- Tăng trần giá vé máy bay nội địa, bãi bỏ quy định về cho vay vốn mua máy tính đối với học sinh, sinh viên khó khăn... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2024.

Từ 1-1-2024, bị loạn thị vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự

Từ 1-1-2024, bị loạn thị vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự

(PLO)- Theo Thông tư mới, người bị loạn thị nếu các tiêu chuẩn khác về sức khoẻ đạt yêu cầu thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự, thay vì quy định tất cả các trường hợp viễn thị đều không đủ điều kiện sức khoẻ như hiện nay.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11-2023

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11-2023

(PLO)- Giảm tiền thuê đất năm 2023, hướng dẫn vị trí việc làm đối với nhiều lĩnh vực... là những chính sách mới nổi bật sắp sẽ có hiệu lực từ tháng 11 tới đây.