Dân có quyền đưa bằng chứng bác bỏ quyết định của quan chức nhà nước

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền

Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), tòa hành chính là tòa dân kiện quan. Bởi chỉ có quan mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính, hành vi hành chính. Người dân là người khởi kiện, để đảm bảo cho vụ việc giải quyết được giải quyết khách quan.

“Cần phải sửa quy định tranh tụng trong dự thảo. Trong xét xử, hội đồng xét xử điều hành phiên tòa, theo đó cần cho người khởi kiện nói trước, sau đó, người bị kiện là quan chức nhà nước mới được trình bày. Tôi cho rằng đó là dân chủ trực tiếp, người dân có quyền tranh luận với quan chức nhà nước, có quyền đưa ra bằng chứng để bác bỏ quyết định quan chức, hành vi của quan chức.” Ông Thuyền nói.

Theo ông Thuyền, ta đang tăng thẩm quyền cho cấp huyện. Giờ tòa cấp huyện được xét xử đến 15 năm tù. Không có lý gì cho rằng thẩm phán cấp huyện yếu. Số án hình sự hiện nay cơ bản là tòa cấp huyện xét xử. Nhiều khi chúng ta cứ sợ thẩm phán không dám đối đầu với chính quyền địa phương. Tôi cho rằng không phải như vậy.

“Nếu vụ việc cứ dồn lên tòa cấp tỉnh, thì người dân phải đi rất xa. Ở Lâm Đồng, từ huyện lên tỉnh là 300km. Khoảng cách xa xôi này là một trở ngại cho người dân. Cần để người dân tiếp cận công lý một cách thuận lợi hơn. Nếu ta dồn về cấp tỉnh, thì là không tạo thuận lợi cho người dân, mà là gây khó khăn cho người dân.” Ông Thuyền phân tích.

Theo ông Thuyền, cần quy định khi người có chức vụ ủy quyền cho người khác tham gia vụ án, thì cần ủy quyền cho người đã có trách nhiệm đối với vụ việc từ đầu đến cuối, nắm chắc vụ việc. Người được ủy quyền này không thể nói: “Tôi phải về hỏi lãnh đạo.”

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...