Dễ xử hình sự người đi bộ phạm luật hơn

Theo khoản 1 Điều 202 BLHS 1999 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) thì chủ thể của tội phạm phải là “người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, tức phải là người trực tiếp điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Trong khi Điều 260 BLHS 2015 quy định chủ thể của tội phạm rộng hơn là “người tham gia giao thông đường bộ”, bao gồm cả người đi bộ.

Theo Điều 202 BLHS 1999, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt… Điều luật này không quy định cụ thể thế nào là “gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác”. Do đó, liên ngành bộ Công an, Quốc phòng, Tư pháp, VKSND Tối cao và TAND Tối cao đã phải ban hành Thông tư liên tịch số 09/2013 để hướng dẫn. Theo đó, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác là gây tổn hại cho sức khỏe của 1-2 người với tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng…

Khắc phục thiếu sót này, Điều 260 BLHS 2015 đã quy định cụ thể hơn. Đặc biệt, ở cấu thành cơ bản (khoản 1) đã bổ sung trường hợp gây thương tích và nâng tỉ lệ tổn hại cho sức khỏe đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự từ 31% lên 61% và nâng mức gây thiệt hại về tài sản từ 70 triệu đồng lên 100 triệu đồng. Như vậy, nếu như BLHS 1999 quy định gây tổn hại cho sức khỏe từ 31% trở lên là phải chịu trách nhiệm hình sự thì theo BLHS 2015, tỉ lệ này là 61%. Đây là quy định có lợi cho người phạm tội, được áp dụng kể từ ngày BLHS 2015 được công bố (12-7-2017).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm