Hội thẩm xử hai vụ án cùng một đương sự: Không vi phạm tố tụng

Tòa xét thấy tòa án các cấp không vi phạm thủ tục tố tụng. Đặc biệt, TAND Cấp cao tại TP.HCM nhấn mạnh hội thẩm nhân dân được quyền ngồi trong vụ án hành chính và trong vụ án dân sự có liên quan đến các đương sự. Đây là tình tiết mà trước nay gây nhiều tranh cãi và là một trong những lý do bên nguyên đơn yêu cầu xem xét kháng nghị...

Trước đó, ông Trung bị UBND huyện thu hồi giấy đỏ đã cấp cho ông nên ông khởi kiện quyết định hành chính này và được tòa án phúc thẩm chấp nhận yêu cầu. Tiếp đó, ông tiếp tục kiện bà Kim yêu cầu tháo dỡ tài sản, trả lại một phần đất nằm trong mảnh đất mà ông đã được cấp giấy đỏ. Tuy nhiên, bà Kim cho rằng phần đất này bà mua hợp pháp của người chủ cũ - người cũng đã bán đất cho ông Trung nên bà không chấp nhận.

Xử sơ và phúc thẩm, TAND hai cấp không chấp nhận yêu cầu của ông Trung mà cho rằng bà Kim mua đất của người chủ cũ là hợp pháp; UBND huyện cần thu hồi giấy đỏ của ông Trung để điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Trung làm đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm với lý do hai hội thẩm nhân dân đã cùng ngồi trong hai vụ án liên quan đến ông (một vụ án hành chính và một vụ án dân sự do TAND huyện Củ Chi xử sơ thẩm). Mặt khác, bản án cũng có một số vi phạm về đánh giá chứng cứ khiến quyền lợi của ông bị thiệt thòi…

Tuy nhiên, văn bản của TAND Cấp cao tại TP.HCM xác định việc đánh giá chứng cứ của tòa không vi phạm. Cạnh đó, theo Điều 46 và 47 BLTTDS 2004, việc hai vị hội thẩm cùng tham gia hai vụ án liên quan đến ông Trung như trên là không vi phạm thủ tục tố tụng. Theo quy định, tòa chỉ thay đổi hội thẩm khi họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; họ cùng trong một HĐXX và là người thân thích với nhau…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm