Khi nào thì bị cấm tiếp xúc người thân?

Báo cáo về chuyên đề này, bà Lê Thị Thanh Nhã, nguyên Phó Trưởng phòng Văn hóa-Gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM), cho biết kết quả điều tra cho thấy trong năm 2016 Việt Nam có khoảng 21,2% cặp vợ chồng xảy ra bạo lực đánh, mắng chửi, cưỡng ép quan hệ tình dục; 41,8% có cha, mẹ sử dụng hình thức quát mắng và 14% sử dụng hình thức đánh đòn khi con có hành vi mắc lỗi. Các tình huống dẫn đến BLGĐ đối với phụ nữ là khi chồng say rượu (33,7%), khi có khó khăn về tài chính (24%), khi vợ không nghe lời chồng (22,6%)…

Một trong các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ phòng, chống BLGĐ được quy định trong Luật Phòng, chống BLGĐ năm 2007 là biện pháp cấm người có hành vi BLGĐ đến gần nạn nhân (gọi tắt là cấm tiếp xúc). Có hai cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cấm tiếp xúc. Một là chủ tịch UBND cấp xã (cấm tiếp xúc có thời hạn, không quá ba ngày). Quyết định này có hiệu lực ngay sau khi ký. Người vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

Hai là tòa án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân và người có hành vi BLGĐ. Tòa có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bốn tháng khi có đủ điều kiện theo luật định. Quyết định này cũng có hiệu lực ngay sau khi ký.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm