Nên giao trả ngay 5 triệu yen cho chị Hồng

Cơ quan này áp dụng khoản 2 Điều 239 BLDS, nếu sau một năm đăng tin mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì số tiền này thuộc về vợ chồng chị ve chai.

Có lẽ những ai quan tâm đến vụ này đều thở phào nhẹ nhõm. Vậy là sau những tranh cãi gay cấn của nhiều chuyên gia pháp luật, nhất là sau khi xác định sự “ngoài cuộc” của bà Ngọt hay cái anh Afolayan Caleb người Nam Phi nào đó mà bà Ngọt nói là chồng bà, giờ đây số tiền này mới được xác định là sẽ thuộc về vợ chồng chị Hồng ve chai. Vấn đề còn lại là thời gian.

Thế nhưng những ngày trước đó, câu chuyn 5 triu yen trở nên rắc rối không ngờ. Bởi đến phút 89 bỗng có người xuất hiện nhận đó là tiền của mình nên các chuyên gia pháp lý có dịp tranh luận và có lkhó có hồi kết.

Có lẽ không cần phải bàn nhiều về pháp luật nhưng xét về khía cạnh đạo đức xã hi và lẽ đời thì câu chuyn này gi lên nhiu điu suy ngm.

2. 5 triệu yen hay 5 triệu USD mà người nhặt được đã np cho công an ri thì thiết nghĩ hãy để cho người ta yên ổn làm ăn, lo toan cuộc sống. Chị ve chai đã xác định số tiền đó không phải của mình nên mới nộp cho Nhà nước. Dư luận chắc không ai không khâm phục tính thật thà, ngay thẳng, không tham lam của vợ chồng chị Hồng. Hành động của vợ chồng chị phải coi là tấm gương để giáo dục công dân nói chung, nhất là đối với các em học sinh còn nhỏ tuổi.

Lẽ ra khi vợ chồng chị đem nộp 5 triệu yen thì cơ quan công quyền phải biểu dương lòng tốt và sự tử tế của vợ chồng chị. Trong bối cảnh sự tử tế phải chòi đạp để khẳng định, để tỏa sáng thì hành động biểu dương này là vô cùng cần thiết. Không thể nói vợ chồng chị ta chỉ làm theo luật thôi mà, có gì đâu mà phi nêu gương này nọ. Bởi nếu so với những chuyện biểu dương, thưởng nóng của các anh tài xế taxi nhặt của quên trả người đánh rớt mà lâu lâu báo chí đăng tin thì chuyện chị Hồng còn đáng được biểu dương hơn chứ!

Ngày xưa trong sách giáo khoa lớp 1 có bài thơ: “Bà Còng đi chợ đường xa…/ Tiền bà trong túi rơi ra/ Tép, Tôm nhặt được trả bà mua rau”. Ngày nay, thời đại của kinh tế thị trường, những chuẩn mực về đạo đức, về lòng tốt của con người ít thấy người ta đưa vào giáo dục cho con trẻ.

Đó là chưa nói khi một người làm một việc tử tế thì lại bị cho là “hâm”, là khác người. Thậm chí trong những ngày dư luận ồn ào, chuyên gia này bảo chị Hồng được hưởng trọn 5 triệu yen, chuyên gia khác bảo tiền này thuộc về Nhà nước… thì đã có không ít người nghĩ: Biết vậy vợ chồng chị “ém” số tiền đó cho rồi, đỡ phải rắc rối.

3. Trong khi các chuyên gia pháp luật còn đang loay hoay xác định số tiền 5 triệu yen có thuộc quyền sở hữu của vợ chồng chị Hồng hay không thì hằng ngày gia đình chị vẫn phải kiếm sống bằng nghề nhặt ve chai, vẫn phải đổ mồ hôi sôi nước mt. Vchng chtuy nghèo nhưng không tham, nht được ca rơi đã đem np cho cơ quan công an. Có lkhi quyết định đem np stin ln như vy cho công an, vchng chkhông nghĩ là phn mình được bao nhiêu chnói gì đến việc đòi sở hữu cả 5 triệu yen.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng không nên làm phức tạp thêm vấn đề nữa. Hãy nghĩ đơn giản số tiền 5 triệu yen là tài sản do vợ chồng chị Hồng nhặt được và theo quy định ca BLDS thì sau một năm kể từ ngày thông báo mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì đương nhiên số tiền này thuộc về vợ chồng chị. Hãy coi điều này như một lẽ đương nhiên, như bao trường hợp nhặt được của rơi khác. Công an quận Tân Bình cũng đã khẳng định điều này rồi. Vậy thì phải mau chóng làm thủ tục để giao trả số tiền trên cho chị Hồng. Có như vậy mới khuyến khích được mọi người nhặt được của rơi hãy đem nộp cho cơ quan nhà nước để trngười đánh mt. Cách giải quyết như vậy vừa đúng đạo lý vừa đúng pháp luật, không còn gì phải băn khoăn nữa!

ĐINH VĂN QU, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND Tối cao

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm