Sẽ có phòng hỗ trợ tâm lý và phòng trông trẻ tại tòa án

Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho biết tại cuộc họp báo triển khai thi hành Hiến pháp và Luật Tổ chức TAND sáng 15-3.

Theo ông Sơn, ngày 21-1, chánh án TAND Tối cao đã ban hành Thông tư số 01/2016 quy định việc tổ chức các tòa chuyên trách tại TAND tỉnh/thành và TAND cấp huyện. Theo đó, hai điều kiện để tổ chức tòa chuyên trách là có số lượng vụ việc mà tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của tòa chuyên trách từ 50 vụ/năm trở lên và có biên chế thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức tòa chuyên trách. Ngoài ra, Tòa Gia đình và người chưa thành niên còn phải có phòng xét xử bảo đảm sự thân thiện với người chưa thành niên khi xét xử vụ án có liên quan đến họ...

Trao đổi bên lề họp báo, Quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Chu Thành Quang cho hay Tòa Gia đình và người chưa thành niên sẽ giải quyết ba loại việc: Một là các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc bị cáo đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi, bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý… Hai là xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND đối với người chưa thành niên. Ba là giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của BLTTDS.

Ông Quang cho biết ngoài phòng xử án thân thiện, tòa này cần có phòng hỗ trợ về tâm lý và hòa giải hay phòng tư vấn về gia đình, phòng trông trẻ.

Dự kiến nửa cuối tháng 4, TAND Tối cao sẽ quyết định tổ chức Tòa Gia đình và người chưa thành niên tại TAND TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm