Từ chối giám định, người bị hại có thể bị dẫn giải

Theo đó, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra (khoản 1 Điều 62). Như vậy, BLTTHS 2015 đã quy định rõ bị hại bao gồm cả cá nhân lẫn cơ quan, tổ chức bị thiệt hại.

Một điểm mới khác của BLHS 2015 so với BLTTHS hiện hành là quy định về nghĩa vụ của bị hại. Theo đó, BLTTHS hiện hành quy định người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của các cơ quan tố tụng, nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu theo Điều 308 BLHS hiện hành. BLTTHS 2015 quy định nghĩa vụ của bị hại là phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (không phải cơ quan tố tụng); bỏ quy định có thể phải chịu TNHS về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu. Thay vào đó, BLTTHS 2015 quy định nếu bị hại cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải.

Việc quy định dẫn giải bị hại lần đầu tiên được đưa vào BLTTHS 2015 (khoản 2 Điều 127). Trong đó, đáng chú ý là quy định người bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải (điểm b khoản 2 Điều 127).

Tuy nhiên, từ đây vấn đề đặt ra là có những điểm chưa rõ cần phải được hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền:

Thứ nhất, trong trường hợp dẫn giải bị hại là cơ quan, tổ chức thì thực hiện như thế nào? Dẫn giải ai trong cơ quan, tổ chức đó?

Thứ hai, việc bị hại là cá nhân từ chối trưng cầu giám định có được xem là quyền của công dân hay không? Nếu đã là quyền thì dẫn giải họ liệu có hợp lý?

Thứ ba, tất cả biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của BLTTHS 2015 thì trước khi ra lệnh hay ra quyết định đều phải được gửi cho VKS cùng cấp để thông báo hay để được phê chuẩn. Tuy nhiên, đối với biện pháp cưỡng chế dẫn giải thì không thấy BLTTHS 2015 quy định phải gửi quyết định dẫn giải cho VKS cùng cấp. Như vậy, liệu có xảy ra trường hợp lạm dụng ra quyết định dẫn giải trái pháp luật hay không?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm