Vũ ‘nhôm’ có quyền hỏi các bị cáo khác tại tòa?

Trả lời Vũ "nhôm", chủ tọa cho biết HĐXX sẽ xem xét vấn đề này sau khi đại diện VKS đối đáp.

Về yêu cầu của bị cáo Vũ, theo điểm i khoản 1 Điều 61 BLTTHS 2015 thì “bị cáo có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý”… Ở BLTTHS 2003 thì bị cáo không có quyền được đề nghị hỏi, cũng không có quyền được hỏi.

Mặt khác, theo Điều 320 BLTTHS 2015, sau khi kết thúc việc xét hỏi, kiểm sát viên trình bày luận tội, bị cáo trình bày lời bào chữa, người bào chữa trình bày lời bào chữa cho bị cáo… thì bị cáo, người đại diện của bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Nếu qua tranh luận mà thấy còn có tình tiết vụ án chưa được hỏi, chưa được làm sáng tỏ thì căn cứ Điều 323 BLTTHS 2015, HĐXX phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Xét hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

Như vậy, nếu đang phần tranh luận mà HĐXX xét thấy không cần thiết phải quay lại phần hỏi thì Vũ sẽ không được hỏi. Tuy nhiên, bị cáo Vũ vẫn có thể khéo léo lồng các câu hỏi vào trong phần tranh luận. Ví dụ, Vũ có thể tranh luận rằng “số tiền 200 tỉ là tiền bị cáo mượn của cá nhân ông Bình. Nếu bị cáo vay ngân hàng, tại sao bị cáo không phải ký bất kỳ chứng từ hay thế chấp tài sản gì?”. Như thế, xem như Vũ đang hỏi VKS hoặc ông Bình rồi. HĐXX sẽ đề nghị VKS hoặc ông Bình trình bày ý kiến tranh luận về vấn đề Vũ nêu.

Nếu Vũ nói “Đề nghị anh Bình cho biết…” thì đương nhiên là không được. HĐXX phải yêu cầu các bên tranh luận để làm sáng tỏ các vấn đề mâu thuẫn trong vụ án. Ông Bình và VKS cũng có thể hỏi lại Vũ theo cách này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm