Hậu À Ra Thế kỳ 79

A cãi: “Đứng xem, không đua, sao phạt?”. Đề hỏi: “Ai đúng? Ai sai? Tại sao?”. Đáp án của ban tổ chức cho rằng cảnh sát đúng, A sai vì A đã có hành vi cổ vũ đua xe. Mà cổ vũ đua xe là vi phạm hành chính…

Lời gút của ban tổ chức

Bạn thân mến,

Dù đã tới phiên BTC gút, song thấy bạn Huỳnh Trí Dũng (Cát Lái, TP.HCM) gửi ý kiến đến trễ mà tinh thần quyết đấu tới cùng nên BTC mạn phép dành cho bạn phát biểu thay lời BTC:

“Lúc đầu tôi hơi ngờ ngợ về nỗi oan của người vỗ tay bị phạt. Tôi vào năm nhà sách tìm đọc cho ra từ “vỗ tay” có nghĩa thực chất là gì, thì y như rằng tất cả các quyển từ điển đều ghi: “Vỗ tay là hai bàn tay vỗ (chạm) vào nhau liên tiếp... có nghĩa là cổ vũ cho hành động, việc làm gì đó” (không thấy có nghĩa nào là “chế giễu” cả). Vì vậy tôi thấy đáp án của BTC là đúng 100%. Có bạn “tội nghiệp” cho người vỗ tay bị bệnh... tâm thần. Tôi cũng không đồng ý luôn vì nếu “bị tâm thần” sao trả lời khôn quá vậy?!

Còn ý của bạn Thái Đoàn Trưởng (An Giang) nói rằng chỉ có cảnh sát trật tự... mới có quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại Điều 37 của Nghị định 34: “cổ vũ đua xe trái phép”; còn cảnh sát giao thông đường bộ thì không có quyền. BTC thấy ý kiến của bạn Nguyễn Thành Công (Sóc Trăng) đăng số báo chủ nhật rồi đã dẫn khoản 2 Điều 47 Nghị định 34 thì quá rõ, không cãi đâu được nữa! Bởi vì cảnh sát giao thông đường bộ có quyền xử phạt tất cả hành vi vi phạm đã được quy định trong Nghị định 34 (khoản 2 Điều 47); còn cảnh sát trật tự, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chỉ được phạt một số đối tượng vi phạm có liệt kê ở khoản 3 Điều 47. Họ được xử phạt một số đối tượng cụ thể đó không có nghĩa là họ “độc quyền”, còn cảnh sát giao thông đường bộ thì bị bó tay dù hành vi vi phạm đó đã được quy định chung là thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ. Nói “vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ” mà cảnh sát giao thông đường bộ không được tham gia xử lý thì có hợp lý không vậy!

Thân chào Hậu À Ra Thế!

BTC

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm