11-9 TRONG TÂM HỒN NGƯỜI MỸ - BÀI 2

Không chôn vùi ký ức

Bà Claire Logler đã mất đứa con gái đầy khát vọng và rất xinh đẹp trong cái ngày định mệnh ấy. Mư?i n?m nay bời năm nay bà thường đặt hoa tại đài tưởng niệm của làng Rockville Center, nơi Beth yên nghỉ cùng với 47 người khác. Ngày 11-9 mỗi năm, ông bà lại trở về căn hộ mà con gái họ trang hoàng trước khi kết hôn dự kiến vào cuối năm 2001. Họ gặp lại vị hôn phu của con gái giờ đã ở tuổi 43 vẫn không lập gia đình dù anh không có ý định đó. “Tôi không cố gắng giữ mãi” - Cleary nói. “Nhưng tôi không quyết định chôn vùi ký ức”.

Vết sẹo không phai

Mark Motroni sinh tại Cuba. Ông là một người có học thức tự thành đạt, nhà soạn nhạc khiêu vũ Mỹ Latin và là vận động viên môn bóng mềm. Ông giành được thương vụ dầu thô cho Công ty Carr Futures và bỏ mạng khi tham dự cuộc họp hai năm tổ chức một lần trên tầng 92 của tòa tháp phía bắc Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Christopher, 33 tuổi là con duy nhất của Mark với người vợ thứ hai giờ đã bỏ nghề mua bán cổ phần chứng khoán bởi vì anh không thể chịu nổi khi mỗi ngày nhìn thấy cái nơi ngày xưa là nền của tòa tháp đôi.

Gina Cayne thì mất chồng trong ngày đó. Chị có ba con nhỏ. đứa lớn nhất khi ấy mới bảy tuổi nói với chị: “Nếu chúng ta bán nhà đi chỗ khác, linh hồn bố sẽ không biết đường đi tìm mẹ con mình”. Vào năm 2003, chị cho ra đời một quỹ hỗ trợ các gia đình ở nơi chị sống. Quỹ này giúp đỡ bất kỳ ai dưới 18 tuổi bị mất cha hoặc mẹ bất ngờ - những trường hợp có hoàn cảnh giống gia đình chị với số tiền lên đến 9.000 USD. Tổng cộng, quỹ đã giúp đỡ 35 gia đình trước khi chị đóng cửa vào năm 2009. Sau đó chị chuyển đến bang Florida với hy vọng sẽ làm lại cuộc đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chị vẫn thấm thía nỗi mất mát của đời mình. Vào ngày sinh của chồng và ngày 11-9, chị và các con luôn viết thư gửi cho anh ấy, dán chúng lên bong bóng bay và thả chúng lên trời. 

Không chôn vùi ký ức ảnh 1

Sheri Burlingame, vợ cơ trưởng Charles F. Burlingame III, đau buồn đặt hoa lên quan tài chồng tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, bang Virginia. Ảnh: arlingtoncemetery.net

Cơ trưởng Charles F. Burlingame III đã từng phục vụ 25 năm trong quân chủng hải quân. Ông bị bọn khủng bố bắt cóc cùng với chiếc máy bay 77 của American Airlines vào sáng 11-9-2001. Chiếc máy bay đó đâm vào đúng cái tòa nhà nơi ông làm việc một thời gian dài: Lầu Năm Góc. Sự thiếu vắng ông suốt mười năm qua được cảm nhận sâu sắc bởi bạn bè và người thân. Tom Lombardo, một phi công của American Airlines, bạn thân của phi trưởng Burlingame, vẫn đeo huy hiệu cầu vai còn sót lại của người đồng nghiệp trên mỗi chuyến bay.

Dòng đời vẫn chảy

Bên cạnh những người bị bóng ma ngày 11-9 ám ảnh hoặc chạy trốn quá khứ, có những người nuốt lệ vào trong và ngẩng đầu đi tới với quyết tâm làm cho đời mình và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thời gian Alissa Torres sống cô độc dài gấp ba lần thời gian chị sống bên chồng. Khi chồng chị - Eduardo qua đời, chị đang mang thai đứa con trai và sinh con vài tuần sau đó. Chị tìm một căn hộ mới ở khu Manhattan và dọn đến, chị đưa con trai đến một công viên mới để nó chơi với bạn bè mới. Chị chuyện trò với những bà mẹ mới. Thậm chí chị nói dối những người đàn bà kia, làm cho họ tin rằng Eddie vẫn đang làm việc ở phố Wall, chính vì thế mà chị không phải giải thích mọi chuyện một lần nào nữa.

Sau đó chị viết một cuốn sách về những trải nghiệm của mình: “Tôi cảm thấy tốt khi đưa anh ấy vào trong cuốn sách, đó là chốn an toàn của anh ấy”. Trong cuốn sách của chị, anh mãi ở tuổi 31. Chị giờ đã 44 tuổi, một bà mẹ độc thân sống với đứa con 10 tuổi háo hức muốn biết mọi chuyện, còn chị nỗ lực bảo vệ con khỏi sự tác động tồi tệ nhất của quá khứ. Nhiều năm qua, chị đấu tranh để không mua một chiếc tivi để xem trong nhà và chị gặp gỡ các thầy cô giáo của con vào đầu năm học để họ không vô tình gây ra một điều rắc rối nào đó cho thằng bé. “Suốt những năm tháng đó, tôi bảo vệ nó và câu chuyện nhưng điều đó giờ đang thay đổi” - chị nói. “Tôi không còn bảo vệ nó bằng mọi giá mà tìm cách để nó ứng phó”.

James Ladley, 41 tuổi, một nhà môi giới trái phiếu thì phải mất gần ba năm nỗi đau đớn mới nguôi ngoai. Chị Sheri Ladley không hẹn hò trong thời gian đó. Sau đó, chị gặp gỡ một người đàn ông đang làm cho một hãng dược. Sáu tháng sau, họ kết hôn. Họ có một đứa con gái. Tên đệm của cô bé là Hope (Hy vọng). “Tôi tìm thấy tình yêu một lần nữa và tôi nhận ra có rất nhiều hy vọng dành cho tôi và con tôi” - chị nói.

Ở tuổi 43, chị vẫn giữ những món đồ mà chị nghĩ là quan trọng đối với người chồng cũ: mấy cái chăn làm từ áo sơ mi của anh ấy, mấy cái gối làm từ cà-vạt của anh và quả bóng có một lỗ thủng của anh ấy. Và cả cái đồng hồ được tìm thấy trong đống đổ nát của tòa tháp đôi. Chị đã nhận ra nó bởi vì chị có số xê-ri của nó! Mặt kính của nó không bị vỡ. Nó tiếp tục chạy cho đến 2 giờ 47 phút sáng 12-9.

Không chôn vùi ký ức ảnh 2

Đài tưởng niệm 11-9 tại New York khắc tên các nạn nhân. Ảnh: nationalgeographic.com

Đối diện và vượt qua quá khứ 

Jean Carey chưa bao giờ cảm thấy bị yếu đuối mỗi khi nghĩ đến ngày 11-9 và việc chồng mình - Dennis M. Carey, một người lính cứu hỏa đã ra đi. “Tôi chấp nhận nó” - chị nói. Thật ra Carey đôi lúc thấy chán nản vì việc bị mất người bạn đời. Chị không đi bước nữa và vẫn sống trong ngôi nhà cũ, đâu đâu cũng lưu dấu kỷ niệm của những năm chung sống. Nhưng không ai thấy chị ấy ngồi bệt ở nhà nhấm nháp sự buồn khổ của chính mình. “Vết thương lòng của tôi lành lâu rồi” - chị nói. “Tôi thực sự không còn đau buồn vì toàn bộ những gì xảy ra”. Carey liên lạc với các quả phụ của những người lính cứu hỏa xấu số khác, tham gia tất cả sự kiện mà chị được mời tham dự do những người sống sót hoặc đơn vị cũ của chồng tổ chức. Chị đã đi du lịch với các góa phụ khác. Chị dự đám cưới con cái của những người lính cứu hỏa đã hy sinh, những buổi dã ngoại do đơn vị cũ của chồng tổ chức, chị tham gia khiêu vũ buổi tối và chơi game. Chị tham gia mọi thứ, chị đến những nơi mà Dennis và chị đã bỏ lỡ.

Năm nay chị tặng một số đồ chữa cháy của chồng cho bảo tàng đặt tại Trung tâm Thương mại Thế giới. Nhưng chị quyết định sẽ giữ lại chiếc mũ sắt của anh ấy cho riêng mình.

Trong những ngày tháng kinh khủng ban đầu, các con trai của Kevin Dowdell - Patrick, 18 tuổi và James, 17 tuổi đến bãi đổ nát để đào bới cùng những người lính cứu hỏa. Có thể họ sẽ tìm thấy thi thể của cha mình - Trung úy RoseEllen Dowdell của Đội Cứu hộ số 4 của khu Queens. Nhưng không ai tìm thấy được dấu tích nào về ông.

Sau khi tốt nghiệp ĐH, James trở thành lính cứu hỏa và hiện theo học chương trình thạc sĩ về phòng cháy chữa cháy. Anh tình nguyện tham gia các tổ chức làm nhà cho các cựu chiến binh tàn tật. Còn Patrick - giờ đã có vợ thì tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ và đang phục vụ trong quân đội với hàm đại úy. “Những năm đó quá căng thẳng” - bà Dowdell nói. Giờ bà vẫn ở trong ngôi nhà của gia đình tại phố Breezy Point, khu Queens.

Một ngày tháng 5 năm nay, James gọi mẹ một cách hào hứng: “Người ta tiêu diệt Osama rồi!”. Các con trai của bà mang kèn túi và vội vã đến cái nơi ngày nào là tòa tháp đôi. Ở đó, họ chơi các bài hát để tưởng nhớ cha mình.

ĐẶNG NGỌC HÙNG biên dịch (Theo nytimes.com)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm