Hàn Quốc sắp xong phi vụ nâng cấp máy bay phản lực F-16

Một phát ngôn viên của Ban Quản lý việc tiếp nhận các chương trình Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết cơ quan của ông vào ngày 19-11 đã thông qua kế hoạch thay đổi công ty đối tác KF-16, sau khi hủy bỏ một hợp đồng 1,7 tỷ đô la cung cấp cho máy bay chiến đấu 134 KF- 16 hệ thống điện tử và các hệ thống radar mới với BAE Systems.

"Chúng tôi tin rằng dự án nâng cấp KF-16 không thể tiến xa hơn nữa nếu cứ duy trì những hợp đồng hiện tại," ông nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi đang tìm cách ký hợp đồng mới với một đối tác mới."

 Hàn Quốc sẽ thay đổi nhà thầu nâng cấp máy bay phản lực F-16

Dù chưa được nhắc đến nhưng người ta tin rằng Lockheed-nhà sản xuất những chiếc máy bay phản lực đầu tiên, đã tiến hành vận động hành lang kể từ khi vấn đề giữa DAPA và BAE bắt đầu nổi lên trong tháng Mười.

Một bộ đôi máy bay phản lực KF-16 C/D Block 52 đã được gửi đến một nhà máy BAE ở Fort Worth, Texas, để được trang bị thêm một máy tính hiện đại, buồng lái hiển thị và các hệ thống thiết bị điện tử khác. Giai đoạn 2 của việc nâng cấp sẽ liên quan đến sự tích hợp của radar Raytheon được kích hoạt bởi mảng quét điện tử (AESA), bộ thu cảnh báo radar kỹ thuật số toàn diện ALR-69A và hệ thống vũ khí tích hợp.
Hợp đồng mới với Lockheed có khả năng sẽ đáp ứng các nhu cầu tương tự, nhưng có thể thay đổi AESA Raytheon bằng model của Northrop Grumman. Lockheed đã chọn Northrop để cung cấp radar để nâng cấp phi đội F-16 của Đài Loan.
Thông tin trên xuất hiện khi BAE đã đệ đơn kiện chống lại DAPA để ngăn chặn những gì mà công ty này cho là một nỗ lực bất công của chính phủ Hàn Quốc nhằm yêu cầu bồi thường 43 triệu đô chi phí mang tính trừng phạt.
Các quan chức quân sự ở Hàn Quốc đã tuyên bố rằng chính phủ Mỹ đã bổ sung thêm khoảng 470 triệu đô và BAE khoảng 280 triệu đô vào chi phí không nằm trong thỏa thuận ban đầu. DAPA của Hàn Quốc đang cho rằng BAEphải chịu trách nhiệm cho những chi phí; BAE, ngược lại, cho rằng công ty này không liên quan đến việc gia tăng chi phí và đổ lỗi cho chính phủ Mỹ.
Một phát ngôn viên của BAE cho biết công ty "đã yêu cầu một tòa án liên bang Mỹ phán quyết rằng nó không nợ bất kỳ khoản tiền liên quan đến các chương trình nâng cấp F-16," và "chúng tôi không thể bình luận thêm." 
"Lockheed Martin đã liên lạc với Chính phủ Hoa Kỳ và chúng tôi mong muốn thảo luận về các chương trình với các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ và Lực lượng Không quân Hàn Quốc (KORAF) tại thời điểm thích hợp", phát ngôn viên của Lockheed Mark Johnson nói. "Lockheed Martin đánh giá cao mối quan hệ với khách hàng F-16 của mình và sẵn sàng hỗ trợ nhu cầu hiện tại và tương lai của họ."
Phát ngôn viên DAPA cũng từ chối bình luận về vụ kiện của BAE, nhưng lưu ý rằng biện pháp trừng phạt năng hơn nữa đối với công ty đã sẵn sàng.
Nếu DAPA kết luận rằng các yêu cầu đối với nguồn vốn bổ sung cho thấy cho một sự vi phạm hợp đồng, Hàn Quốc có thể tịch thu trái phiếu dự thầu của công ty và chỉ định nó là một "công ty không mong muốn" và điều này sẽ hạn chế khả năng của BAE khi tiến hành giao dịch quốc phòng ở Hàn Quốc.
Ban Kiểm toán và Thanh tra, cơ quan giám sát của nước này đã được lên kế hoạch để kiểm tra các vấn đề liên quan đến hợp đồng KF-16 với BAE trong tháng Giêng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.