150 người bị bắt, làn sóng bạo lực ở Mỹ chưa có hồi kết

Hôm 11-8, cảnh sát đã bắt 63 đối tượng cố phong tỏa đường cao tốc, và bắt tiếp 22 người khác trong đêm. Trước đó 1 ngày, 57 người khác phải về đồn vì dám vượt rào và bao vây tòa án liên bang ở quận St.Louis.

Hôm 10-8, chính phủ vẫn đặt khu vực thành phố trong tình trạng khẩn cấp vì vụ việc đang dần diễn biến phức tạp. Người biểu tình vừa qua đã tuần hành và bày tỏ hành động bức xúc của mình trong ngày tưởng niệm đầu tiên từ khi thiếu niên da màu Michael Brown bị cảnh sát da trắng bắn chết.

 Cảnh sát trấn áp người biểu tình quá khích (ảnh: AFP)

Đêm chủ nhật 9-8 vừa qua đã thổi bùng bạo lực mới gồm cả hành vi xả súng và ném đá, chai lọ vào người cảnh sát. Một người đàn ông hiện đang trong tình trạng nguy kịch khi bị bắn trả hành động nả súng vào nhân viên an ninh.

Từ sau vụ việc của Michael Brown, Bộ Tư pháp Mỹ mới giật mình thấy rằng hiện Ferguson vẫn còn tệ nạn phân biệt chủng tộc trong cơ quan điều tra và quan chức. Trong khi đó, đa phần thành phố phần đông là người da đen. Cảnh sát Darren Wilson, bị can sát hại Brown, vừa qua được thẩm phán tuyên trắng án và làn sóng bất bình từ đó bùng phát mạnh mẽ hơn.

 Cảnh sát cố xoa dịu người biểu tình ở đại lộ West Florissant (ảnh: AP)

Công chúng bắt đầu biết nhiều đến tệ nạn phân biệt màu da ở khắp hệ thống hành pháp tội phạm tại Mỹ.
Các thành phố tiếp theo như New York, Baltimore, Los Angeles và Cincinnati cũng hưởng ứng phong trào “Black Lives Matter” (Vấn đề sống còn của người da đen).
Một vài người dân đang cho rằng chính quyền đang tước quyền lợi công dân của người dân. Trong khi đó, phía lãnh đạo thành phố cho biết họ sẽ cắt bớt nhiều khoản phí ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp, gồm có chương trình chi trả cho người gặp khó khăn trong việc đóng tiền phạt vi phạm giao thông. Bên cạnh đó Ferguson còn tạo điều kiện giảm án phạt cho người dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm