Bộ trưởng Mattis: Châu Á vẫn là ưu tiên của Mỹ

Cùng chung tâm trạng các đồng minh Mỹ trên thế giới, các đồng minh, đối tác châu Á đều lo Mỹ sẽ giảm bớt ưu tiên ở khu vực sau khi ông Donald Trump với chủ trương “Nước Mỹ đầu tiên” nhậm chức tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, sáng 3-6, nỗi lo này đã được tháo dỡ cùng với sự khẳng định cam kết của Mỹ với khu vực khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore.

Trong bài phát biểu được cả khu vực chờ đợi, Bộ trưởng Mattis khẳng định châu Á-Thái Bình Dương vẫn là một ưu tiên của Mỹ và nỗ lực hàng đầu của Mỹ tại khu vực là xây dựng liên minh.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định châu Á-Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên của Mỹ. Ảnh: EPA

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định châu Á-Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên của Mỹ. Ảnh: EPA

Bộ trưởng Mattis cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sớm triển khai 60% tài sản không quân của mình đến khu vực, làm việc với Quốc hội Mỹ về một sáng kiến ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông Mattis cũng nhắn nhủ các nước phải làm nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn cho an ninh của chính mình.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ủng hộ trên nguyên tắc đề xuất của nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, tăng chi tiêu quân sự cho châu Á-Thái Bình Dương.

Biển Đông, Triều Tiên, Trung Quốc đều hiện diện trong bài phát biểu của Bộ trưởng Mattis. Ông thẳng thừng Mỹ sẽ không chấp nhận Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, bất kể thực tế Trung Quốc đã nỗ lực hợp tác với Mỹ trong kiềm chế Triều Tiên. Ông khẳng định rõ Mỹ phản đối Trung Quốc đưa vũ khí và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo ở biển Đông.

“Chúng tôi phản đối các nước quân sự hóa các đảo nhân tạo và thực thi các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá đáng”.

Lời khẳng định của Bộ trưởng Mattis cho thấy chính phủ Donald Trump phân biệt rõ ràng chuyện đối phó Trung Quốc ở biển Đông với chuyện vận động Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm