Càn quét, bắt giữ hàng loạt nghi can khủng bố tại châu Âu

Hàng loạt vụ bắt các nghi can khủng bố diễn ra ở nhiều nước châu Âu như Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan cuối tuần rồi, theo báo New York Times (Mỹ).

Ngày 27-3, Ý thông báo bắt một người Algeria nghi liên quan đến một đường dây giả mạo giấy tờ, cung cấp tài liệu giả mạo cho các phần tử liên quan các vị đánh bom ở Paris tháng 11-2015 và ở Brussels ngày 22-3. Trong đó có tên Salah Abdeslam tham gia đánh bom Paris và bị bắt ở Bỉ ngày 18-3 và tên Najim Laachraoui - một trong các tên đánh bom tự sát ở sân bay Zaventem của Brussels.

Cảnh sát Đức cũng bắt hai người nghi liên quan đến các vụ đánh bom ở Paris và Brussels trong ngày 27-3. Một trong những tin nhắn trong điện thoại của một trong hai người này có vẻ là từ một nghi phạm đánh bom Brussels.

Phe cực hữu biểu tình ở Brussels (Bỉ) ngày 27-3. (Ảnh: NYT)

Cũng trong ngày 27-3, cảnh sát Hà Lan đã bắt một nam giới theo đề nghị của Pháp vì nghi ngờ người này đang lên kế hoạch thực hiện tấn công ở Pháp. Cùng ngày, văn phòng công tố Bỉ cho biết đã thực hiện 13 vụ khám xét và bắt bốn nghi can khủng bố.

Theo New York Times, điều này chứng tỏ quy mô và hoạt động của các mạng lưới khủng bố ở châu Âu rất đáng lo ngại. Trong bối cảnh nước Bỉ vẫn chưa hết bàng hoàng vì các vụ đánh bom Brussels ngày 22-3, đất nước này lại nổi lên tình trạng chia rẽ đáng lo ngại.
Ngày 27-3, hàng trăm người theo các đảng cánh hữu (người Flemish nói tiếng Hà Lan) từ thị trấn Vilvoorde cách Brussels 20 phút đi xe đã kéo đến tập trung gần trung tâm chứng khoán Brussels và la to “Belgie Barst” (Chia rẽ nước Bỉ).
Họ bắn pháo sáng, ném chai lọ vào đoàn người đang tập trung cầu nguyện cho các nạn nhân khủng bố nhân lễ Phục sinh và kêu gọi thống nhất, đoàn kết ở Bỉ.

Cảnh sát dùng vòi rồng giải tán người biểu tình. (Ảnh: NYT)

Cảnh sát phải can thiệp dùng vòi rồng giải tán nhóm cực hữu. Không có thương vong xảy ra nhưng động thái này là sự nhắc nhở căng thẳng ở Brussels sau các vụ đánh bom ngày 22-3 làm 31 người chết cũng sự tức giận của phe cực hữu ở Bỉ cũng như khắp châu Âu với cuộc khủng hoảng người nhập cư.

“Tình hình quá nguy hiểm. Các phần tử cực hữu cực đoan và thông điệp căm thù, chia rẽ của họ nguy hiểm không kém các phần tử thánh chiến.” Bà Anne Kluyskens, cư dân ngoại ô Brussels lo ngại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm