Philippinnes:

2.000 dân kẹt lại Marawi, chân rết IS dọa tử hình

Vào ngày 28-5, trên một con đường thuộc ngoại ô của thành phố Marawi, người ta phát hiện tám người đàn ông đã thiệt mạng với các vết bắn vào đầu. Người dân địa phương cho biết các nạn nhân là những người đang làm việc tại nhà máy gạo và trường y địa phương. Những nạn nhân này đang cố gắng rời khỏi thành phố.

Viên cảnh sát Jamail Mangadang thông báo với tờ The Philippine Star rằng, có một ghi chú được dán lên người của những nạn nhân này và nói rằng họ đã "phản bội niềm tin" của những kẻ khủng bố. Khoảng 2.000 thường dân vẫn đang bị kẹt lại trong thành phố vì các phần tử khủng bố của nhóm Maute thân IS này tuyên bố sẽ giết chết những "kẻ phản bội" nào muốn rời khỏi Marawi.

Còn khonarg 2.000 người dân kẹt lại trong TP Marawi vì các phần tử chân rết IS đe dọa tử hình những ai dám "phản bội" nhóm này. Ảnh: Reuters

Trong một diễn biến khác, theo tờ Manila Standard, vào ngày 27-5, thi thể của bốn người đàn ông, ba người phụ nữ và một trẻ em được phát hiện tại một nơi gần trường đại học nằm trong thành phố. Phát ngôn viên quân sự khu vực, trung tá Jo-ar Herrera cho biết:" Những người này là thường dân và phụ nữ. Chúng tôi đã phát hiện thi thể của họ khi đang thực hiện chiến dịch giải cứu."

Nhờ vào các chiến dịch quân sự, lực lượng khủng bố đang bị suy yếu đi một cách đáng kể. Tuy vậy, các tên khủng bố này vẫn là mối đe dọa lớn với người dân địa phương. Ông Padilla cho biết: "Chúng tôi tin rằng bọn chúng đang gần hết đạn dược và lương thực. So sánh với những ngày đầu tiên, sức kháng cự của bọn chúng đang ngày càng suy yếu dần."

Chiến dịch quân sự thời gian qua đã làm suy yếu đáng kể lực lượng khủng bố tại TP Marawi. Ảnh: Reuters

Quân đội đang thực hiện các chiến dịch giải cứu nhằm giải thoát người dân khỏi những tên khủng bố và trả lại sự an toàn cho họ. Ông Padilla cho biết: "Tính từ lúc bắt đầu thực hiện chiến dịch, chúng tôi đã giải cứu thành công lẫn giúp đỡ 124 thường dân bị mắc kẹt trong thành phố Marawi."

Phát ngôn viên của ủy ban quản lý khủng hoảng cấp tỉnh, ông Zia Alonto Adiong cho biết: "Những người dân đã gửi cho chúng tôi các tin nhắn, gọi vào đường dây nóng, yêu cầu chúng tôi gửi các nhóm giải cứu. Nhưng, việc tiếp cận vào những khu vực bị khủng bố này không hề đơn giản. Những người dân này muốn rời khỏi thành phố. Họ lo ngại cho sự an toàn của họ. Lương thực thì đang cạn kiệt dần. Họ lo ngại bị bắn hoặc bị tấn công bởi không kích."

Xe phóng tên lửa dẫn đường được sử dụng để tấn công vào các phần tử khủng bố thân IS tại Phillipines

Suốt tuần vừa qua, quân đội đã đẩy mạnh các chiến dịch không kích lên thành phố Marawi. Cùng với đó, bộ binh tham gia vào các cuộc chiến chống lại các phần tử khủng bố.

Quan chức chính quyền Philippines cũng cho biết rằng đây không còn là một tổ chức khủng bố địa phương nữa vì có nhiều người Malaysia, Indonesia và những người "có quốc tịch khác" cũng tham gia vào lực lượng của chúng.

Nhiều người dân đã gửi tin yêu cầu quân đội gấp rút giải cứu họ khỏi tay nhóm khủng bố Maute thân IS. Ảnh: Reuters

Đánh đuổi các tên khủng bố ra khỏi Philippines là mục tiêu của ông Duterte. Ông Duterte tuyên bố sẽ từ chức nếu như ông ta không còn khả năng gìn giữ hòa bình cho đất nước mình.

"Với cương vị của một tổng thống, nếu tôi không thể đối đầu với chúng, tôi sẽ từ chức. Nếu tôi không còn khả năng gìn giữ trật tự của đất nước này, tôi sẽ nhường chức cho người khác"

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm