Điều gì đã xảy ra với hệ thống cảnh báo sớm của Nhật?

Nằm ở ngay điểm gặp gỡ của 3 mảng kiến tạo lớn, Nhật Bản được công nhận là một trong những khu vực có hoạt động địa chấn lớn nhất thế giới. Trận động đất hôm 11/3/2011 xé toạc một dọc dài 500km giữa Âu-Á và Thái Bình Dương, gây chấn động lớn, hàng loạt dư chấn và sóng thần cao tới 10m.

Vậy Nhật Bản đã chuẩn bị để đối phó? Chắc chắn, bởi từ trước tới nay, đất nước này đã làm việc cực kỳ nghiêm túc để giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai. Những tòa nhà cũ đã được gia cố lại chống lại sự rung lắc khi có động đất. Những tòa nhà mới được thiết kế cẩn thận và được xây dựng theo quy chuẩn chặt chẽ.

Điều gì đã xảy ra với hệ thống cảnh báo sớm của Nhật? ảnh 1

Đồ đạc văn phòng đổ sập trong trận động đất

Hệ thống thông minh được phát triển, cho phép tự động tắt một số nguồn điện, đường ống dẫn gas và hệ thống đường sắt nhằm ngăn chặn những thảm họa tiếp theo chẳng hạn như tàu trật bánh hay rò rỉ dẫn đến nổ đường ống gas.

Các trạm cứu hỏa được trang bị cửa ra vào tự động, tự mở khi phát hiện những chấn động đầu tiên của động đất, đảm bảo các đơn vị chữa cháy có thể lập tức điều động xe tới hiện trường ứng cứu.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng phổ biến rộng rãi các chiến dịch truyền thông, tập dượt kỹ năng tự bảo vệ mình trong động đất, giảm thiểu tối đa rủi ro về thương tích ở bất kỳ nơi nào.

Công tác chuẩn bị đối phó sóng thần tập trung vào hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm việc sử dụng các loại phao cứu hộ đặc biệt trên biển, còi báo động và hệ thống cảnh báo trên đất liền. Mục đích mấu chốt của hệ thống cảnh báo sóng thần là nhằm nhanh chóng sơ tán người dân sống ở bờ biển vào đất liền.

Nhìn vào màn hình tivi, chúng ta không khỏi sốc với những gì mà Nhật Bản đang phải hứng chịu. Nhưng chúng ta cũng phải lập tức đặt câu hỏi, vì sao xe cộ vẫn di chuyển dọc theo đường bờ biển khi sóng thần tấn công. Hệ thống cảnh báo sớm đã hoạt động quá muộn hay người dân bỏ qua? Tại sao tàu thuyền vẫn ra khơi khi sóng biển sắp tràn bờ?

Nhật Bản đang phải vật lộn để đối phó với thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Chính phủ kêu gọi sự trợ giúp từ bên ngoài. Nhiệm vụ chủ chốt hiện nay bao gồm việc tìm kiếm và giải cứu những người bị mắc kẹt trong các tòa nhà hay khu vực ngập lụt.

Hàng nghìn người dân đã bị mất nhà cửa và sẽ cần chỗ ở, lương thực, thuốc men và trợ giúp. Mạng lưới viễn thông cũng sẽ bị quá tải bởi nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc giữa người dân trong nước với thân nhân ở nước ngoài.

Theo Ngọc Vân (LĐ/Independent)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm