Hình ảnh bất ngờ về hầm trú bom hạt nhân 49 tuổi

Các đường hầm nạp khí khổng lồ và một hệ thống thông gió tùy chỉnh có bộ lọc bức xạ được sử dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân. Ảnh: Mirror

Theo Mirror, căn hầm trú bom bị bỏ hoang này được xây dựng vào năm 1967 dưới bàn tay của kiến trúc sư người Mỹ Alfred Easton Poor ở Florida.

Căn hầm đã được xây dựng làm nơi lưu trú cho năm người. Tuy cách biệt với thế giới bên ngoài nhưng họ vẫn giữ các đường dây liên lạc phòng khi xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Các thiết bị trong căn hầm gần nửa thập kỷ này dường như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Mirror

Các thiết bị trong căn hầm gần nửa thập kỷ này dường như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Mirror

Gần đây, căn hầm đã mở cửa trở lại khi một nhóm các nhà thám hiểm tới đây.

Trong những bức ảnh đáng kinh ngạc được công bố gần đây, căn hầm dường như vẫn còn nguyên vẹn với các trang thiết bị, đồ nội thất, thậm chí là các gói thực phẩm vẫn còn nguyên ở vị trí ban đầu.

Căn hầm có một phòng dự trữ thực phẩm gồm các thùng đường, sữa, bột. Ảnh: Mirror

Những cuốn sách, sổ tay thông tin và các vật dụng khác nằm rải rác, trong khi các cỗ xe tăng vẫn còn đầy bình ôxy đứng sừng sững, nổi bật tại một căn phòng.

Các thiết bị trong căn hầm gần nửa thập kỷ này dường như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Mirror

Những chiếc kệ chất đầy các thiết bị thông tin liên lạc. Ảnh: Mirror

Những chiếc kệ chất đầy các thiết bị thông tin liên lạc mà những người sống ở đây sử dụng để thông báo với thế giới bên ngoài một khi có biến.

Trên thực tế, dấu hiệu duy nhất để biết được tuổi đời của hầm trú bom này là sự phân rã các nhãn mác thực phẩm và sự ăn mòn kim loại trên các thiết bị.

Những cuốn sách, những sổ tay thông tin vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Mirror

Mục đích chủ yếu của hầm trú bom là để bảo vệ trước sóng xung kích và siêu cao áp. Ảnh: Mirror

Mục đích chủ yếu của căn hầm trú bom là để bảo vệ trước sóng xung kích và siêu cao áp. Căn hầm cũng có thể tránh được bụi phóng xạ trong một khoảng thời gian nhất định.

Tường chắn phía trước của căn hầm dày 1 m, mái nhà dày hơn 0,5 m và sàn bê tông dày hơn 0,6 m.

Một đường hầm dẫn ra thế giới bên ngoài. Ảnh: Mirror

Các suối nước công nghiệp cũng được xây dựng xung quanh căn hầm nhằm giúp chống lại những trận sóng xung kích từ vụ nổ.

Căn hầm có một máy phát điện 200 kW, các đường hầm nạp khí khổng lồ và một hệ thống thông gió tùy chỉnh có bộ lọc bức xạ được sử dụng trong trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân.

Các thiết bị trong căn hầm gần nửa thập kỷ này dường như vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Mirror

Khi bước vào cửa trước chính, du khách sẽ đăng ký tại bàn đăng ký trước khi được tắm khử nhiễm.

Sau khi khử nhiễm xong, du khách sẽ được chiêm ngưỡng căn phòng chính của căn hầm với chiều cao lên tới hơn 5 m. Đây là nơi những chủ nhân của căn hầm dùng để ăn uống, nghỉ ngơi và giao lưu với du khách.

Căn hầm có một máy phát điện 200 kW. Ảnh: Mirror

Ngoài ra, căn hầm còn có phòng trị liệu H2O. Nước được dự trữ tại căn phòng này, được dùng để uống và tắm rửa.

Một cầu thang dẫn tới một khu dự trữ khác, là nơi dự trữ thực phẩm như đường, sữa, bột.

Các chủ nhân của căn hầm này kết nối với thế giới bên ngoài nhờ vào sử dụng các thiết bị chuyển mạch. Ảnh: Mirror

Vừa ra khỏi phòng dự trữ này sẽ là nơi năm chủ nhân của căn hầm làm việc. Tại đây, họ kết nối thông tin với thế giới bên ngoài nhờ vào sử dụng các thiết bị chuyển mạch.

Kể từ khi được bán với giá 499.000 USD, căn hầm này đã được trùng tu và hiện nay được dùng làm nơi lưu trữ máy chủ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm