Không có đe dọa từ Saddam Hussein

Ngày 6-7 (giờ địa phương), ủy ban điều tra do ông John Chilcot đứng đầu (gọi là Ủy ban Chilcot) đã công bố báo cáo về hoạt động tham chiến ở Iraq của Anh vào năm 2003.

Báo cáo kết luận: Anh đã xâm chiếm Iraq trong khi chưa thực hiện triệt để các giải pháp hòa bình và không chuẩn bị tương xứng để giải quyết hậu quả xảy ra sau khi xâm chiếm Iraq. Người phải chịu trách nhiệm là ông Tony Blair.

Chủ tịch Ủy ban John Chilcot đánh giá Thủ tướng Tony Blair lúc đó đã cam kết theo đường lối của Tổng thống Mỹ George Bush bất chấp điều gì xảy ra.

Ông khẳng định lúc đó Anh chỉ dựa vào thông tin của cơ quan tình báo mà không kiểm tra lại. Ông nhấn mạnh: “Vào tháng 3-2003, không có đe dọa tiềm tàng nào từ Saddam Hussein”.

Ông ghi nhận Hội đồng Bảo an LHQ vẫn ủng hộ tiếp tục theo dõi và giám sát Iraq chứ không phải tấn công.

Ông nhấn mạnh: “Hành động quân sự vào thời đó không phải không thể tránh được”.

Sáng 6-7, nhiều người đã biểu tình trước nhà ông Tony Blair. Ảnh: STOP THE WAR

Ông nêu tiếp: “Chính phủ Anh đã thất bại vì không tính hết quy mô của nhiệm vụ ổn định, quản lý và xây dựng lại đất nước Iraq, do đó trách nhiệm thuộc về chính phủ Anh”.

Về nguồn lực quân sự Anh được điều động đến Iraq, Chủ tịch Ủy ban John Chilcot đánh giá là yếu và không phù hợp, Bộ Quốc phòng đã chậm chạp trong việc khắc phục mìn bẫy ở Iraq.

Ví dụ: Lớp thép bảo vệ xe Land Rover quá mỏng không chịu được sức nổ. Các binh sĩ Anh lúc đó đã gọi đó là “các cỗ quan tài trên bánh xe”.

Sáng 6-7, nhiều người đã biểu tình trước nhà ông Tony Blair và hô to: “Blair nói dối hàng ngàn người đã chết”.

Ủy ban Chilcot được thành lập cách đây bảy năm. Ngoài nghiên cứu hồ sơ, ủy ban đã tổ chức cho 120 nhân chứng điều trần, trong đó có Thủ tướng Tony Blair (năm 1997-2007) và người kế nhiệm Gordon Brown.

Ban đầu Ủy ban Chilcot dự định công bố báo cáo trong một năm, cuối cùng thời gian hoàn thành dài hơn dự kiến đến mức gia đình các binh sĩ tử trận ở Iraq đã ra tối hậu thư nếu không công bố báo cáo thì họ sẽ đi kiện.

Báo cáo gồm khoảng 2,6 triệu từ, tức bốn lần hơn tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Lev Tolstoy.

Nhân vật trung tâm trong vấn đề Anh tham chiến ở Iraq năm 2003 là ông Tony Blair vì Anh tham chiến dưới thời chính phủ của ông này.

Báo The Guardian ghi nhận quyết định tham chiến không được lòng dân. Ông Tony Blair bị chỉ trích đã lừa dối về vũ khí hủy diệt hàng loạt không có thật ở Iraq và bí mật quyết định tham chiến trước khi thông qua Quốc hội.

Trước đây, Tòa Hình sự quốc tế đã từng nhận được đơn kiện Thủ tướng Tony Blair và các bộ trưởng về hành vi phạm tội ác chiến tranh đối với dân thường. Tuần này tòa cho biết sẽ xem xét báo cáo của Ủy ban Chilcot nhưng chỉ hành động nếu luật pháp Anh không tham gia xử lý.

Một nhóm nghị sĩ đang trông chờ báo cáo của Ủy ban Chilcot để nghiên cứu khả năng đề nghị tiến hành thủ tục hồi tố tước danh hiệu thủ tướng của ông Tony Blair.

Ngày 6-7, Bộ Y tế Iraq thông báo số người chết trong vụ đánh bom tự sát do bọn IS tiến hành ở Baghdad ba ngày trước đã tăng lên 250 nạn nhân. Xe gài bom được chế tạo từ xưởng ở tỉnh Diyala. Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Al-Ghabbane đã thông báo từ chức vì không bảo vệ được an ninh thủ đô. Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ tăng cường tấn công IS nhưng không thay đổi chiến lược và không có kế hoạch tăng cường thêm cho quân Mỹ tại chỗ. Mỹ đã triển khai khoảng 4.000 binh sĩ đến Iraq làm nhiệm vụ huấn luyện và cố vấn cho quân đội Iraq chứ không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống IS.

Tony Blair đã đưa 179 đứa trẻ đến lò xay thịt. Hoàn toàn không có công lý ở đây.

(Bà Janice Procter có con trai Michael Trench 18 tuổi
tử trận ở Iraq năm 2007)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm