Khủng hoảng chứng khoán: Trung Quốc phải học hỏi Mỹ

Thị trường tài chính Trung Quốc vừa bị giảm gần một phần ba từ hồi đầu tháng Sáu cho đến đỉnh điểm vào giữa tháng Sáu, xóa xổ gần 4 nghìn tủy USD khỏi giá trị cổ phiếu. Bản thân các nhà đầu tư cũng mất ăn mất ngủ vì ngân hàng trung ương dự định kết thúc việc nới lỏng chính sách tiền tệ của mình.

Trung Quốc phải học từ các nước "gạo cội"

Cú trượt dốc đã thúc đẩy Trung Quốc phải tìm đến một nỗ lực giải cứu thị trường chứng khoán lớn chưa từng có, với việc chính phủ triển khai một loạt các động thái như ngăn thả nổi cổ phiếu và cấm các công ty và các cá nhân điều hành bán cổ phiếu.

Trả lời tờ Reuter, ông Diệu còn cho biết Bắc Kinh đang cân nhắc nhiều chính sách mới. Trong buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán Trung Quốc tại London, ông cho biết “Thực tế là quá trình giám sát đã không hợp lí, và đây là một thách thức thật sự. Sau những biến động mà chúng ta đã chứng kiến, chúng ta cần học hỏi từ các nước khác cũng như các thị trường tài chính gạo côi như Mỹ - Anh”.

Trung Quốc và hai nỗi lo lớn về thị trường bất động sản và nợ công. ảnh minh họa. Nguồn: Google Images.

Thị trường tài chính nước này đã tăng trở lại trong các phiên gần đây cũng như trong chỉ số CSI300. Vào ngày thứ Sáu 17-7, chỉ số CSI300 của nhiều công ty lớn nhất Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng 3,9 % lên 4.151,50, tức tăng 1,1 trong tuần này.
Cũng theo ông, việc Trung Quốc can thiệp ổn định thị trường là đúng đắn khi xem xét về mức độ bất ổn và hiện việc đánh giá về các sự kiện đang được tiến hành để rút ra các chính sách ngăn chặn những bất ổn thị trưởng trong tương lai.Tuy vậy, ông không cho biết các chính sách có thể được cân nhắc đến là gì.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng cần có các cải cách thị trường và những kế hoạch nhằm tiến tới nền kinh tế thị trường, chứ không phải các kế hoạch ngắn hạn như giới hạn các đợt bán cổ phiến, mới có thể phục hồi lại thị trường chứng khoán.
Một năm khó nhọc
Ngay cả trước khi thị trường chứng khoán lao đao vào hồi giữa tháng Sáu, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy đây là một năm khó khăn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, như giảm tốc độ tăng trưởng, đầu tư và nhu cầu trong nước bị phức tạp hóa do thị trường bất động sản đang nguội dần và các áp lực giảm phát.
Các tập đoàn nhà nước và các công ty tư nhân đang mắc nợ nặng nề là những nơi cảm nhận rõ áp lực trên.
Theo ông Diệu, chính phủ sẽ cho phép các công ty tuyên bố phá sản chứ không cố gắng hỗ trợ nhằm giúp thị trường nợ hiệu quả.
Theo đó, “Trong một số trường hợp, bên vay cần phải có trách nhiệm. Chúng tôi đã nói rõ đây là quy luật thị trường nhưng cũng cho biết chúng ta phải tránh bất cứ tác động tiêu cực nào gây rủi ro tài chính cho hệ thống và khu vực. Chúng tôi tự tin rằng mình đủ khả năng để giữ cho hệ thống tài chính của mình khỏe mạnh và bền vững.”

Trong dài hạn, ông tự tin nhận định Trung Quốc có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng từ 7 đến 8% trong năm năm tiếp theo nhờ các cải cách thể chế thị trường cho phép tăng năng suất.

Tài chính Trung Quốc gặp 1 năm khó nhọc

Khi được hỏi về chương trình hoán đổi nợ trị giá 2 nghìn tỷ NDT của Trung Quốc nhằm giảm tái cấp vốn cho chính quyền các địa phương đang nặng gánh nợ công cũng như thúc đẩy tặng trưởng kinh tế, ông Diệu cho rằng mức độ hiện nay là vừa đủ.
Chương trình này cho phép các tỉnh thành chuyển đổi các món nợ lãi suất cao thành trái phiếu lãi suất thấp có kỳ hạn lâu hơn.
Dữ liệu năm 2013 của Văn phòng kiểm toán quốc gia cho thấy nợ phải trợ của chính quyền địa phương có thể lên tới 1,82 nghìn tỷ NDT vào cuối năm nay.
Theo ông Diệu, “gói 2 nghìn tỷ đồng có thể thanh toán toàn bộ nợ. Nhưng dĩ nhiên các số liệu là từ tháng sáu 2013, nên chắc chắn sẽ có tiến triển mới, nhưng tôi không chắc là bao nhiêu.”
Chương trình hoán đổi nợ ban đầu có hạn ngạch là 1 nghìn tỷ NDT, song hồi tháng Sáu Bộ Tài chính đã nhân đôi lên thành 2 nghìn tỷ. Vào đầu tháng Bảy, báo chí nước này cho biết Bắc Kinh đang dự định nâng hạn ngạch lên thêm 1 nghìn tỷ nữa.
Mặc dù giúp tái cấu trúc khoản nợ công 3 nghìn tỷ của Trung Quốc, chương trình hoán đổi nợ lại tăng áp lực lên nguồn cung, loại bỏ các nhà phát hành trái phiếu khác và đã bị chỉ trích vì không ước lượng được qui mô chương trình.
Thứ trưởng Tài chính thừa nhận có các lo ngại trên và cho biết chính phủ cần củng cố thông tin và tính minh bạch đối với thị trường.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm