Kịch bản chiến tranh Trung - Nhật: Ai đánh trước?

Trong bài viết, Mizokami bác bỏ ý kiến cho rằng chiến tranh có thể hoặc sắp xảy ra. Nhưng vị này lưu ý rằng những căng thẳng nhất định ở Biển Đông bắt nguồn từ những tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra trên ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tại biển Hoa Đông. Không thể lường trước được rằng một sự cố nhỏ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tổng lực cần đến can thiệp của Mỹ.

Kịch bản mà Mizokami đưa ra dường như chỉ trình bày về sức mạnh của Trung Quốc, nếu không muốn nói là có phần đề cao Bắc Kinh trong khi sức mạnh quân sự Mỹ và Nhật dường như không được đề cập. Mizokami đưa Nhật và Mỹ vào thế "bị động", tuy nhiên những gì vị này diễn giải cũng là một cơ sở tham khảo về việc phô trương sức mạnh của Bắc Kinh.

Quân lực Nga, Trung Quốc ở Biển Đông (Ảnh : Xinhua)

Trong kịch bản của Mizokami, Bắc Kinh có thể sẽ tấn công trước, và đó là một cuộc tấn công chớp nhoáng. Mizokami hình dung ra chiến lược như vậy bắt đầu với một cuộc tấn công bất ngờ từ phía Quân đoàn đệ nhị pháo binh của Hải Quân Trung Quốc (PLA), sử dụng một “hàng rào tên lửa đạn đạo hành trình để làm suy giảm khả năng phòng thủ của Nhật”.

Tình hình sẽ tiến triển phức tạp hơn một khi Mỹ tích cực can dự về phe Nhật, nhưng Mizokami tin rằng PLA còn nắm trong tay dàn hỏa lực hùng hậu đủ để chống lại quân lực Mỹ, buộc Washington đầu hàng không điều kiện.
Chiến thuật Trung Quốc áp dụng để ứng chiến với Nhật bao gồm các cuộc tấn công quy mô lớn để gây hỗn loạn đời sống, làm suy sụp tinh thần người dân Nhật. Trong khi đó, Hải quân PLA sẽ tranh thủ cắt đứt cáp quang ngầm dưới biển để vô hiệu hóa hệ thống Internet, khiến Nhật không thể liên lạc với bên ngoài.
Trong điều kiện chiến tranh thực tế, Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống gây nhiễu điện tử lợi hại để che dấu mọi động tĩnh của tàu Trung Quốc đang di chuyển.
Giai đoạn tiếp theo của cuộc tấn công đòi hỏi phải ‘phong tỏa’ Nhật, đánh vào điểm yếu của quốc đảo này là nhu cầu nhập khẩu 60% lương thực và 85% năng lượng từ nước ngoài. Theo Mizokami, sự bủa vây phong tỏa này sẽ bắt đầu với mục tiêu là truyền thông và các vệ tinh hàng hải Nhật.
Từ đây, PLA sẽ tung đòn tấn công chính yếu với dàn tên lửa đạn đạo liên lục địa chủ lực DF-10 và DF-20 phóng từ bệ phóng di động và máy bay ném bom chiến lược H-6K để áp đảo dàn tên lửa phòng thủ Nhật và Chu-SAM và Patriot của Mỹ.
Các cuộc tấn công sau đó sẽ có khả năng tiếp diễn tại các căn cứ quân sự của Mỹ đóng trên lãnh thổ Nhật, với mục tiêu hàng đầu là "hạ sát" tàu sân bay lừng danh USS Ronald Reagan, chìa khóa để Trung Quốc dứt điểm vòng vây phong tỏa. Điều quan trọng nhất trong kế hoạch này là việc đó chỉ được thực hiện với dàn tên lửa đạn đạo thông dụng vì nó cho phép Trung Quốc “dự trữ, duy trì” tên lửa DF-21D, “sát thủ tàu sân bay” chiến lược cho mục tiêu quan trọng hơn.
Trong kịch bản giả thuyết này, lực lượng mặt đất có rất ít đất dụng võ trong kế hoạch của PLA, chỉ có tàu đổ bộ Type-071 được hạ thủy để “trung hòa” dàn tên lửa chống tàu của Nhật. Trung Quốc cũng sẽ triển khai hai “trực thăng sát thủ” lớp Zubr đổ bộ vào Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp, nhưng sẽ cố tránh những va chạm không cần thiết ở các căn cứ hải quân Mỹ đóng tại đảo Guam .
Mục đích của các cuộc tấn công bất ngờ trên là để giáng một đòn chí mạng vào truyền thông và làm chao đảo tinh thần người Nhật nhằm phong tỏa hòn đảo, ngăn Mỹ đến tiếp viện. Nếu tàu sân bay Mỹ đến nơi, Trung Quốc vẫn còn nắm trong tay con “át chủ bài” DF-21D (tên lửa đạn đạo chống hạm) và có thể sử dụng loại tên lửa chết người này đe dọa quân lực Mỹ rút lui.
Mizokami cho biết thêm kịch bản này là kết cục tốt nhất cho Trung Quốc căn cứ vào tương quan tiềm lực hiện tại của 3 bên Trung-Mỹ- Nhật, và tất nhiên chiều hướng tối ưu nhất vẫn là hoàn toàn tránh xa xung đột, chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm