Nga nỗ lực hòa giải xung đột Azerbaijan-Armenia

Hàng chục người đã thiệt mạng sau bốn ngày pháo kích lẫn nhau giữa Azerbaijan và phiến quân được Armenia hậu thuẫn tại khu vực Nagorno-Karabakh. Căng thẳng leo thang khiến nhiều người lo ngại một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ nổ ra.

Vào ngày 5-4, đại diện hai bên đã thông qua một lệnh ngừng bắn tại Moscow. Đến hôm 7-4, chuyến thăm thủ đô Buku của Azerbaijan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhấn mạnh vai trò Moscow là phải trở thành trung gian hòa giải. "Hơn nhiều quốc gia khác, chúng tôi mong muốn việc giải quyết cuộc xung đột này càng sớm càng tốt".

Nga nỗ lực hòa giải xung đột Azerbaijan-Armenia ảnh 1
Thủ tướng Nga Medvedev và Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan trong cuộc gặp tại Yerevan, Armenia, ngày 7-4. Ảnh: Reuters

Theo ông Lavrov, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan để thúc giục chấm dứt bạo lực. Đồng thời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đến Armenia và lên kế hoạch đến thăm Azerbaijan vào ngày 8-4.

Tại Armenia, Thủ tướng Nga Medvedev cho biết Nga sẵn sàng tiếp tục tận dụng ảnh hưởng của mình để tìm phương cách hòa giải. Ông nhấn mạnh rằng không có giải pháp thay thế nào cho cơ chế giải quyết tranh chấp. "Điều chính yếu là phải ngăn chặn xung đột bước vào giai đoạn nóng vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả bi thảm cho khu vực".

Nga nỗ lực hòa giải xung đột Azerbaijan-Armenia ảnh 2
Binh lính đội quân tự vệ Nagorno-Karabakh nghỉ ngơi tại chốt quân sự gần làng Mataghis ngày 6-4. Ảnh: Reuters

Ông khẳng định Moscow quan tâm nghiêm túc đến tình hình hiện tại. Nếu thỏa thuận ngưng bắn được duy trì, ông hy vọng các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp có thể được nối lại.

Nagorno-Karabakh là khu vực núi dọc biên giới Azerbaijan có dân cư chủ yếu là người dân tộc Armenia vốn không chấp nhận sự chế độ chính quyền của Azerbaijan. Nhóm dân này, được sự hỗ trợ từ Armenia, đã gây chiến vào đầu thập niên 90 nhằm thiết lập quyền kiểm soát tại khu vực.

Trong tuần này, chiến sự đã nổ ra với mức độ dữ dội nhất kể từ đợt ngừng bắn năm 1994. Sau các cuộc giao tranh trong đêm, vào hôm 7-4, các bên cáo buộc lẫn nhau là đã bị phạm lệnh đình chiến. Tuy vậy, thỏa thuận ngừng bắn vẫn được xem là còn hiệu lực. Reuters cho biết không có dấu hiệu giao tranh vào hôm 7-4.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm