Chuyện điên rồ của lính Mỹ - phần 2

Giả ma cà rồng hù dọa kẻ thù

Cuộc giải cứu không tưởng của tuần duyên Mỹ

Theo Good Reads, săn bắt cá coi ở ngoài khơi bờ biển Alaska vùng Bắc Cực là một việc gặp không ít nguy hiểm. Điều này xảy ra với lực lượng tuần duyên Mỹ năm 1897.

Năm đó mùa đông đến sớm mang theo các cơn bão lớn, băng dày đã khiến tám tàu săn bắt cá voi cùng 265 thủy thủ bị mắc kẹt tại đây. Hi vọng đoàn tàu được giải cứu và gần 300 thủy thủ thoát khỏi cơn đại nạn càng mỏng manh hơn khi đồ dự trữ trên tàu hạn chế.

Lực lượng tuần duyên Mỹ đã lùa hàng trăm con tuần lộc tới nơi những thủy thủ mắc kẹt trong tuyết để giải cứu họ. Ảnh: Business Insider

Nhà sử học Mỹ Martin Sandler đã kể lại cuộc phiêu lưu giải cứu đoàn người gặp nạn trên thật mà như đùa.

Khi tám tàu săn bắt cá voi và 265 thủy thủ bị “cầm chân” trong băng tuyết ở Bắc Cực hồi năm 1897, Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley đã yêu cầu Sở Quan thế biển Hoa Kỳ (Revenue Cutter Service – RCS) tìm phương án tiếp tế cho đoàn tàu gặp nạn trên.

RCS, tiền thân của Lực lượng tuần duyên Mỹ, sau đó lập tức thành lập một đơn vị tình nguyện với sự tham gia của ba người đàn ông. Ba người này đã viết nên câu chuyện giải cứu gần 300 con người một cách ngoạn mục. Họ đã đi bộ trên một quãng đường dài 1.600 dặm với địa hình băng giá nguy hiểm và cái lạnh như cắt da cắt thịt của khu vực Bắc Cực trong thời gian từ tháng 12-1897 đến tháng 3-1898.

Nhiệm vụ của họ là lùa hàng trăm con tuần lộc tới nơi những thủy thủ gặp nạn trên để tiếp tế họ. Với bản năng sinh tồn trong cơn nguy ngập, trên đường đi, họ gồng mình chống chọi với những cơn bão điên cuồng, đánh bại cái lạnh, và không nhụt chí mà tiếp tục hành trình giải cứu đồng đội. Kết quả họ đến chỗ những thủy thủ gặp nạn cùng với 382 con tuần lộc. Họ đã hồi sinh cho mạng sống của gần hết hàng trăm thủy thủ gặp nạn trên vì có ba thủy thủ thiệt mạng vì đói.

Binh sĩ Mỹ giả ma cà rồng

Theo Vampirelloyd, chiến tranh tâm lý thường được biết đến với các hoạt động như rải truyền đơn, giăng áp phích để công kích hoặc làm nhụt chí kẻ thù  hoặc để thuyết phục người dân địa phương tránh xa các nơi trận mạc. Tuy nhiên đôi khi, những người lính trong đầu họ lại nảy ra những ý tưởng vô cùng khác lạ và được gọi là những nhiệm vụ điên rồ. Giống như các binh sĩ Mỹ năm 1950 đã giả dạng ma cà rồng để hù dọa kẻ thù.

Chuyện xảy ra vào năm 1950. Nhiệm vụ ma cà rồng này do Trung tá Edward G.Lansdale chủ trì. Trung tá Edward được cử tới Philippines vào tháng 9-1950 để tham gia chiến dịch đẩy lùi các phiến quân cộng sản được biết đến với tên gọi Huks, ra khỏi đất nước này. Phiến quân cộng sản Huks ở Philippines được biết tới là những kẻ mê tín dị đoan, vì vậy ông Edward đã lợi dụng điểm này để lên kế hoạch đẩy lùi kẻ thù.

Các binh sĩ Mỹ năm 1950 đã giả dạng ma cà rồng để hù dọa kẻ thù. Ảnh: Business Insider

Sau khi tìm hiểu về truyền thuyết của người dân địa phương, ông Edward biết rằng các phiến quân cộng sản nơi đây rất mê tín dị đoan và tin trên đời này có sự xuất hiện của một loại ma quỷ luôn biến đổi hình dạng là “Asuang”. Asuang là một trong những loài ma nữ đáng sợ nhất trong truyền thuyết của Philippines với vẻ ngoài kinh dị và mức độ tàn độc. Theo truyền thuyết của đất nước nghìn đảo, Asuang được xem là sự kết hợp giữa ma cà rồng và người sói. Sau đó, ông biết mình và đồng đội phải làm gì.

Đầu tiên, ông và đồng đội đã ra sức lan truyền tin đồn rằng thực sự có một ma nữ Asuang đang sinh sống trên các ngọn đồi ở Philippines.

Sau đó, các binh sĩ Mỹ lên kế hoạch mai phục những phiến quân Huks trên các ngọn đồi. Khi một nhóm tuần tra của phiến quân Huks đi qua, họ đã bắt cóc thành viên cuối cùng trong nhóm và giết chết người này với hai vết cứa trên cổ để máu chảy ra cho bằng hết. Thi thể của phiến quân Huks được đưa trở lại con đường, nơi nhóm phiến quân tuần tra lúc nãy.

Cái chết kỳ lạ của một thành viên trong nhóm không khỏi phiến quân cộng sản Philippines mất hồn mất vía, cuống cuồng bỏ trốn khỏi khu vực vì nghĩ ma cà rồng là có thật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm