ICBM Triều Tiên: Phép thử liều cao cho lá chắn Mỹ

Không bao lâu nữa, Triều Tiên có thể sẽ phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân và nhắm đến lãnh thổ Mỹ.

Lầu Năm Góc đã chi hàng chục tỉ USD để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Tuy nhiên, hệ thống này chưa từng đánh chặn hay được thử nghiệm toàn diện. Trước đó, ngày 30-5, hệ thống này chỉ mới đánh chặn thành công ICBM mô phỏng nhưng chưa từng thử nghiệm thực tế.

Tin tức Triều Tiên phóng tên lửa được phát sóng tại ga xe lửa Seoul vào ngày 5-7-2017. Ảnh: AFP

Theo tờ AP, dù Nga và Trung Quốc từ lâu đã có khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân nhưng Triều Tiên vẫn được xem là mối đe dọa đáng gờm hơn. Được biết lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã từng công khai đe dọa tấn công Mỹ, bỏ qua những đàm phán hạt nhân hay tên lửa.

"Chúng ta nên thấy lo ngại" - ông Philip E. Coyle III,  cựu Giám đốc đơn vị thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc, nói. Theo ông, việc Triều Tiên phát triển tên lửa thành công "chỉ còn là vấn đề thời gian".

Các quan chức Mỹ tin rằng Triều Tiên vẫn chưa có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào đầu tên lửa liên lục địa. Hiện vẫn chưa rõ Triều Tiên đã phát triển được công nghệ bảo vệ đầu đạn trước nhiệt độ cực nóng trong quá trình tái xâm nhập khí quyển hay chưa.

Lầu Năm Góc hiện sở hữu 36 tên lửa đánh chặn đặt trong hầm ngầm tại căn cứ quân sự ở Alaska và California, dự kiến sẽ tăng số lượng lên 44 tên lửa vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, dù đã được phát triển trong nhiều năm qua, Lầu Năm Góc hiện vẫn lo ngại rằng hệ thống phòng thủ hiện tại sẽ không có đủ khả năng đánh chặn trước những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ tên lửa của Triều Tiên.

Trước lo ngại này, chính quyền Mỹ đã cân nhắc các biện pháp phòng vệ tên lửa khác, bao gồm phòng vệ ở “giai đoạn phóng”. Trong giai đoạn này, hệ thống sẽ tiêu diệt tên lửa của kẻ địch ngay sau khi nó được phóng, trước khi đầu đạn hạt nhân tách ra khỏi tên lửa. Ngoài ra, các chuyên gia còn đề nghị một chiến thuật khác là phát triển một máy bay có khả năng bay trong thời gian dài và được trang bị một laser ở trạng thái rắn để tiêu diệt tên lửa trong khi bay.

Trước đề xuất ngân sách năm 2018 của ông Trump sẽ cắt giảm 340 triệu USD từ chương trình phòng thủ tên lửa nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ Triều Tiên, Iran hay các nước khác. Tuy nhiên, những biện pháp kể trên có thể sẽ gây thêm sức ép lên ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ. Những biện pháp này có thể sẽ gây thêm sức ép lên ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa.

Những biện pháp này có thể sẽ gây thêm sức ép lên ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa.
Những biện pháp này có thể sẽ gây thêm sức ép lên ngân sách dành cho chương trình phòng thủ tên lửa.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm