Mỹ muốn nâng cấp tên lửa hạt nhân tại châu Âu

Trong năm 2010, hội nghị đánh giá tình hình hạt nhân của chính quyền ông Obama nhấn mạnh cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ sẽ không phát triển thêm vũ khí hạt nhân mới. Đầu đạn hạt nhân ở các kho dự trữ hiện tại, cụ thể là sáu kho B61 rải rác khắp châu Âu sẽ không tăng thêm nhưng vẫn được giữ lại.
Đó là lý do tại sao sự phát triển của B61-12 bước vào “vùng xám” mơ hồ khó chịu. Dù không phát triển thêm vũ khí mới, Lầu Năm Góc đang tiến hành những nâng cấp quan trọng cho đầu đạn B61.

Với việc nâng cấp thân và đuôi đầu đạn dưới dạng lắp ráp nhằm nâng cao độ chính xác của vũ khí, quân đội Mỹ đang dần biến những đầu đạn hạt nhân "câm" thành các tên lửa dẫn đường đáng sợ. Với 8 tỉ USD chi phí, B61-12 trở thành quả bom hạt nhân đắt nhất từ trước đến nay.

Liệu Mỹ sẽ nâng cấp tên lửa hạt nhân? 

"Nếu tôi có thể điều chỉnh và giảm lực công phá, nhờ vậy giảm mức phóng xạ, liệu điều đó có thể khiến Tổng thống hay Cục An ninh quốc gia cân nhắc sử dụng B61 không?" - tướng James Cartwright, cựu lãnh đạo chỉ huy chiến lược Mỹ, nói với PBS.

"Rất có khả năng là có"
Với công nghệ mới, việc can thiệp được vào khối kích nổ đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm Góc về chiến tranh hạt nhân. Công nghệ “Dial-a-yield” của B61-12 cho phép quân đội Mỹ điều chỉnh lực nổ của quả bom để sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Với mức tối đa tương đương 50.000 tấn thuốc nổ TNT và mức tối thiểu tương đương 300 tấn.
Loại vũ khí quá nguy hiểm trong lịch sử giờ đây đang được xem xét sử dụng hợp pháp trong chiến tranh. "Không nghi ngờ gì nữa. Tăng độ chính xác và giảm lực công phá. Đây là điều rất được hoan nghênh" - tướng Norton Schwartz, cựu Tham mưu trưởng không quân Mỹ, cho phát biểu trong một cuộc họp năm 2014.
Trong khi các quan chức Mỹ tiếp tục tranh luận về định nghĩa của từ "mới," việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân chắc chắn sẽ được xem là một động thái đáng báo động đối với các tay chơi trong khu vực, đặc biệt là khi máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ có thể được vũ trang bằng tên lửa B61.
Chuyên gia vũ khí hạt nhân Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ bày tỏ lo ngại trên tờ Mother Jones. Nếu máy bay chiến đấu tàng hình Nga vốn có thể lẻn qua hệ thống phòng không lại được vũ trang thêm bằng tên lửa hạt nhân, sẽ có thêm mối nghi ngại Nga cũng đã hạ thấp thành công sức công phá của vũ khí hạt nhân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm