Năm vũ khí Iran giúp 'lật ngược ván bài' với Saudi Arabia

1. Lực lượng đặc nhiệm Quds

Mặc dù không phải là một loại vũ khí, lực lượng đặc nhiệm Quds, thuộc cơ cấu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), là công cụ hiệu quả nhất mà Tehran có thể dùng để chống lại Saudi Arabia. Với con số khoảng 15.000 binh sĩ, lực lượng chuyên hoạt động bí mật này đã khiến quân đội Mỹ phải "khổ sở" trong chiến dịch chiếm đóng Iraq.

Lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc cơ cấu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Ảnh: Washingtontimes

Lực lượng Quds đã huấn luyện cho quân nổi dậy Shi'ite địa phương và cung cấp vũ khí cho nhóm này chống lại các lực lượng quân đội Mỹ - bao gồm đạn xuyên giáp với đầu nổ tự tạo thành (EFP) để xuyên phá giáp của các xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams. Vào thời gian đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Iraq, các EFP là nguyên nhân gây nên 1/5 thương vong cho quân đội Mỹ.

Lực lượng đặc nhiệm Quds hoạt động ở nhiều khu vực trên thế giới và thậm chí đã từng tấn công Đại sứ Saudi Arabia tại Hoa Kỳ. Hiện Quds đang chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.
2. Tên lửa đạn đạo

Trong khi lực lượng không quân Iran sử dụng các loại máy bay lỗi thời, Tehran vẫn có khả năng tấn công "phủ đầu" thông qua hệ thống tên lửa đạn đạo. Iran có thể dùng tên lửa bất cứ lúc nào vì có rất nhiều trong kho, gồm tên lửa loại nhiên liệu lỏng Emad, có phạm vi bắn gần 1.610 km. Ngoài ra, nước này cũng có các tên lửa đạn đạo Shahab. Biến thể mới nhất là Shahab-4, có phạm vi bắn 3.860 km.

 Phạm vi tấn công các mục tiêu của tên lửa đạn đạo Iran. Ảnh: northeastedition.wordpress.com

Loại tên lửa đạn đạo "tối tân" nhất của Iran là tên lửa Sejjil, vốn rất khó để săn lùng. Chúng cũng có thời gian phản ứng rất nhanh. "Sejil 3 có tầm bắn tối đa 4.000 km và trọng lượng 38.000 kg" - theo dự án Missile Threat của Viện nghiên cứu Claremont & George C. Marshall.

3. Tàu tấn công nhanh

 Một tàu tấn công nhanh của Iran. Ảnh: uskowioniran.com

Do Saudi Arabia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ để phát triển nền kinh tế của mình, Iran có thể tắt eo biển Hormuz hoặc làm gián đoạn giao thông hàng hải tại Vịnh Ba Tư. Thật vậy, Iran đã từng nỗ lực để làm việc đó trong thời điểm được biết như là cuộc chiến tranh Tanker những năm 1980.

Các đơn vị hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran - lực lượng duy trì một đội tàu vũ trang tấn công nhanh - có thể tấn công các tàu thuyền và cảng biển của Saudi Arabia trong một cuộc xung đột. Các cuộc tấn công tàu thuyền ồ ạt có thể gây thiệt hại lớn cho lực lượng hải quân và các cảng biển của Saudi Arabia.
4. Tàu ngầm lớp Ghadir

Một tàu ngầm lớp Ghadir của Iran. Ảnh: militaryedge.org

Được thiết kế để hoạt động trong vùng nước nông của Vịnh Ba Tư, Iran có thể sử dụng các tàu ngầm nhỏ lớp Ghadir để tấn công tàu thuyền và các cảng biển của Saudi Arabia. Các tàu ngầm nhỏ cũng có thể được sử dụng để triển khai lực lượng Quds vào lãnh thổ Saudi nhằm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Bên cạnh đó, các tàu cũng có thể được sử dụng để bí mật đặt mìn.

Các thông tin về tàu này không được tiết lộ nhiều. Chúng được cho là có lượng giãn nước 120 tấn và dài khoảng 24 m. Chúng có tốc độ tối đa khoảng 17 km/giờ và có giá khoảng 20 triệu USD. Điều đó có nghĩa rằng Iran có thể xây dựng một lực lượng quân sự đáng kể với kinh phí thấp.

5. Tên lửa hành trình Soumar

Năm vũ khí Iran giúp 'lật ngược ván bài' với Saudi Arabia ảnh 5
 Iran ngày 8-3-2015 đã công bố tên lửa hành trình tầm xa Soumar do chính nước này phát triển. Ảnh: Presstv

Iran được cho là đã phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa mới có tên gọi Soumar với phạm vi bắn khoảng 2.410 km. Loại vũ khí này có thể được phát triển dựa trên loại Kh-55 của Nga. Mặc dù ưu thế về mặt công nghệ của Saudi Arabia nhiều hơn Iran, các loại vũ khí từ Iran có thể đặt ra thách thức lớn cho Saudi Arabia nếu cuộc chiến giữa hai nước nổ ra.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.