Nga công bố siêu tên lửa đủ sức làm Pháp 'bốc hơi'

Tên lửa RS-28 Sarmat hay còn được NATO gọi là Satan 2 có tốc độ tối đa 7 km/giây và được thiết kế vượt trội hơn cả hệ thống lá chắn chống tên lửa. Tên lửa Sarmat mới này có thể phóng đầu đạn hạt nhân tới 40 triệu tấn - mạnh gấp 2.000 lần quả bom nguyên tử bị thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945.

Nga công bố siêu tên lửa đủ sức làm Pháp 'bốc hơi'

Tên lửa RS-28 Sarmat có thể chứa 16 đầu đạn hạt nhân và có khả năng tiêu diệt một khu vực có diện tích bằng cả nước Pháp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang lên kế hoạch thay thế tên lửa SS-18 Satan cũ bằng vũ khí uy lực mới này trong tình hình nảy sinh nhiều bất đồng với phương Tây trong thời gian gần đây. Những hình ảnh tên lửa mới được công bố trên mạng bởi thiết kế trưởng của Cục Thiết kế rocket Makeyev.

Đi cùng hình ảnh là một thông điệp: "Theo nghị định của chính phủ Nga về "Đơn hàng Bộ Quốc phòng năm 2010 và giai đoạn kế hoạch 2012-2013", Cục thiết kế rocket Makeyev đã được hướng dẫn bắt đầu thiết kế và phát triển dự án Sarmat".

Nga công bố siêu tên lửa đủ sức làm Pháp 'bốc hơi'

Đầu năm nay, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24 đã được diễu hành qua quảng trường Đỏ vào ngày Chiến thắng nhưng không hề thấy tên lửa RS-28 Sarmat.

Tên lửa RS-28 Sarmat có thể chứa 16 đầu đạn hạt nhân và có khả năng tiêu diệt một khu vực có diện tích bằng cả nước Pháp hay bang Texas, theo trang tin tức Zvezda, thuộc Bộ Quốc phòng Nga.

Tên lửa này cũng có thể tránh né radar và dự kiến sẽ có tầm bay khoảng 10.000 km, cho phép Nga tấn công London và các TP khác ở châu Âu, cũng như vươn tới bờ biển phía đông và tây nước Mỹ.

TS Igor Sutyagin, một chuyên gia về khả năng hạt nhân của Nga tại Viện Royal United Services tại London, trả lời tờ MailOnline: "SS-18 đã hơn 30 tuổi rồi. Nó đã quá hạn sử dụng. Vì vậy, ngay cả khi mối quan hệ với NATO có tốt đẹp như thế nào đi nữa thì Nga vẫn muốn nâng cấp hệ thống tên lửa. Nhưng Tổng thống Putin tất nhiên sẽ rất vui khi việc nâng cấp vũ khí này lại được cho là một động thái gây hấn. Ông muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và không thể nào đoán trước được của mình".

Nga công bố siêu tên lửa đủ sức làm Pháp 'bốc hơi'

Tuần trước, Hải quân Hoàng gia Anh đã buộc phải triển khai tàu chiến khi một hạm đội tàu của Nga đi qua eo biển Anh để đến Địa Trung Hải.

TS Sutyagin chỉ ra rằng tên lửa SS-18 mà Nga hiện đang dựa vào được thiết kế vào năm 1988 và được xây dựng tại một nhà máy ở Dnipropetrovsk, hiện là Ukraine. Ông cho biết Nga không thể hoàn toàn dựa vào đội ngũ kỹ sư bảo trì Ukraine và nói rằng tên lửa Sarmat được thiết kế và xây dựng bởi chính người Nga tại Nhà máy Khrunichev ngay ngoài ngoại ô Moscow.

TS Sutyagin cũng cho rằng vũ khí này không giống bất kỳ hệ thống nào của NATO như hệ thống phòng thủ Aegis Ashore mà Mỹ đang triển khai tới Rumani. Ông nói: "Không chỉ là họ quá nhanh mà họ còn thoát ly khỏi những bước đi mà có thể dự đoán được. Vũ khí này sẽ gây khó khăn cho bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào nếu muốn bắn hạ nó, bởi nó hoạt động vô cùng linh hoạt”.

Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch sẽ đưa Sarmat vào sử dụng vào cuối năm 2018 và loại bỏ tên lửa SS-18 cuối cùng vào năm 2020. Tên lửa Sarmat đã được phát triển từ năm 2009 và dự kiến sẽ bắt đầu thay thế các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũ (ICBM) vào năm 2018. Tên lửa mới được cho là đã được thử nghiệm gần Miass ở Nga.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.