Trung Quốc:Tăng năng lực quân sự vì quyền lợi toàn cầu

Trung Quốc cần thiết phải tăng năng lực quân sự để bảo vệ các quyền lợi của mình trên thế giới. Đây là lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói sau sự kiện nước này ra mắt, hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên ngày 26-4.

Phát biểu trong chuyến thăm tại Đức, ông Vương nói với thực tế hàng triệu công dân và gần 30.000 doanh nghiệp Trung Quốc sống và làm ăn khắp thế giới hiện nay, nước này cần thiết phải tăng năng lực bảo vệ các quyền lợi này.

“Với môi trường mới này, Trung Quốc có thừa lý do để tăng năng lực quốc phòng để bảo vệ hiệu quả các quyền lợi đang gia tăng ở nước ngoài” - ông Vương nói khi được hỏi liên quan đến vụ Trung Quốc ra mắt tàu sân bay tự đóng đầu tiên.

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy ở cảng Đại Liên (Trung Quốc) ngày 26-4. Ảnh: REUTERS

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc được hạ thủy ở cảng Đại Liên (Trung Quốc) ngày 26-4. Ảnh: REUTERS

Theo ông Vương, Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách quân sự phòng thủ, không có ý định bành trướng. Việc Trung Quốc tăng khả năng quân sự sẽ giúp “bảo vệ hòa bình khu vực và quốc tế”.

Trung Quốc vừa hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Đông Bắc Trung Quốc). Tàu được thiết kế cải tiến từ mẫu tàu sân bay Liêu Ninh nước này mua lại từ Ukraine năm 1998, có tải trọng 50.000 tấn, sẽ được đặt tên và đi vào sử dụng vào năm 2020.

Trung Quốc ra mắt tàu sân bay tự đóng đầu tiên trong bối cảnh căng thẳng Triều Tiên tăng cao, trong sự lo ngại của khu vực về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông cũng như về chương trình hiện đại hóa quân đội nước này. Sự kiện cũng trùng khớp với việc Mỹ triển khai đội tàu tấn công do tàu sân bay USS Carl Vinson đến bán đảo Triều Tiên. So với các tàu sân bay Mỹ, tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc được trang bị công nghệ phóng máy bay.

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế theo mẫu tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine. Ảnh: REUTERS

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc được thiết kế theo mẫu tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraine. Ảnh: REUTERS

Truyền thông Trung Quốc dẫn ý kiến nhiều chuyên gia rằng Trung Quốc cần ít nhất sáu tàu sân bay, cùng sáu căn cứ ở nước ngoài để hỗ trợ hoạt động các tàu này. Cũng theo các chuyên gia, Trung Quốc còn lâu mới có thể thách thức được Mỹ vốn đang có 10 tàu sân bay và đang đóng thêm hai chiếc nữa.

Hải quân Trung Quốc vài tháng gần đây có nhiều hành động phô diễn sức mạnh, như triển khai tàu sân bay Liêu Ninh di chuyển vòng quanh Đài Loan, triển khai nhiều tàu chiến đến nhiều khu vực.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.