Pháp thắng thầu hợp đồng tàu ngầm 'béo bở' bậc nhất thế giới

Chiến thắng hợp đồng béo bở

Hạm đội tàu ngầm lần này gồm 12 chiếc trị giá 50 tỉ đô Úc (tương đương 40 tỉ USD). Đây được đánh giá là một trong những hợp đồng quốc phòng béo bở nhất thế giới.

Chiến thắng này đã làm tăng thêm sự tự tin cho người Pháp về ngành công nghiệp vũ khí của nước này, đồng thời là một đòn giáng vào những nỗ lực thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản mà Thủ tướng Shinzo Abe xem như một phần của chính sách tăng cường an ninh quốc gia.

Trước đó thông tin DCNS sẽ được công bố là bên chiến thắng cũng đã được nhắc đến trong bài báo trước, dựa theo các nguồn tin đáng tin cậy.

Tại bang Adelaide, nơi hạm đội sẽ được xây dựng, Thủ tướng Turnbull đã phát biểu: “Dựa trên quy trình đánh giá rất chặt chẽ của chúng tôi, tham vấn thêm ý kiến của Bộ Quốc phòng và các chuyên gia kinh nghiệm trong ngành, hoàn toàn không nghi ngờ rằng đề xuất của Pháp đáp ứng tốt nhất cho các yêu cầu đặc biệt của chúng tôi”.

Các thuyền viên đứng trên đỉnh của tàu ngầm HMAS Sheean thuộc hạm đội Collins của Hải quân hoàng gia Úc. Con tàu neo tại căn cứ Hải quân HMAS Stirling tại Perth, phía tây nước Úc. Bức ảnh được chụp vào ngày 9-10-2004. (Nguồn: Australian Defence Force/Handout)

Nước Úc đang gia tăng ngân sách cho quốc phòng nhằm bảo vệ các lợi ích chiến lược cũng như thương mại tại vùng châu Á-Thái Bình Dương khi Mỹ và đồng minh đang vật lộn với quyền lực gia tăng của Trung Quốc.

Hai Tập đoàn Mitsubishi và Kawasaki được đánh giá là có tiềm năng giành chiến thắng, tuy nhiên việc thiếu kinh nghiệm đối với các gói thầu quân sự quốc tế và sự ngập ngừng ban đầu đối với việc thi công tại Úc đã đưa DCNS của Pháp và ThyssenKrupp AG của Đức vượt lên chiếm ưu thế.

Quân bài chính trị của người Úc

Ngoài vấn đề giá trị của hợp đồng, quyết định xây hạm đội tàu của Úc ẩn chứa nhiều yếu tố chính trị trong và ngoài lãnh thổ đáng bàn.

Các nhà quan sát đã dự báo quyết định sẽ được đưa ra một thời điểm trễ hơn trong năm. Tuy nhiên để đánh cược việc chiếm ưu thế tại cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 2-7 đã khiến Turnbull quyết định sớm hơn so với dự đoán.

Hợp đồng này sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong ngành công nghiệp đóng tàu tại miền Nam nước Úc, nơi mà các lá phiếu của các đại cử tri sẽ đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tái đắc cử của chính phủ đương quyền.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull phát biểu tại Bảo tàng Quốc gia Khoa học và Phát kiến (nguyên văn: the National Museum of Emerging Science and Innovation) tại Tokyo, Nhật Bản ngày 18-12-2015.

Như lời Turnbull: “Dự án này sẽ do các nhân công Úc trực tiếp xây dựng nên các tàu ngầm Úc bằng thép của chính nước Úc”.

DCNS đã đề xuất một phiên bản chạy bằng điện và dầu diesel của tàu ngầm hạt nhân 5.000 tấn Barracuda cho gói thầu khiến các nhà tư bản công nghiệp sừng sỏ nhất và các chính khách chóp bu trong nội các của Turnbull phải thuyết phục chính phủ gật đầu phê chuẩn.

Nhật Bản đề xuất một phiên bản khác của tàu ngầm Soryu nặng 4.000 tấn. Nếu Nhật giành chiến thắng sẽ đánh dấu sự thắt chặt mối quan hệ chiến lược giữa hai đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, nó lại khiến Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa. Đây là đối tác thương mại chủ lực của Úc.

ThyssenKrupp đề xuất gia tăng kích cỡ cho chiếc tàu ngầm Type 214 nặng 2.000 tấn. Theo các nguồn tin của Reuters đây là một thách thức kỹ thuật lớn đối với nhà thầu đến từ Đức.

Tập đoàn Raytheon Co, đơn vị từng xây dựng hạm đội tàu ngầm Collins Hải quân hoàng gia Úc, đang trong cuộc đua với Lockheed Martin Corp để giành quyền thực hiện gói thầu xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Hải quân Mỹ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong năm nay.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm