Tàu sân bay chỉ là “con voi to xác” trong hải chiến?

Mới đây, một thuyền trưởng Hải quân nghỉ hưu đã đưa ra quan điểm của mình rằng Mỹ cần phải xem xét lại một cách triệt để chiến thuật trển biển của mình cũng như tầm quan trọng của tàu sân bay hiện nay.

Tàu sân bay chỉ là “con voi to xác” trong hải chiến? ảnh 1
Tàu sân bay đã không còn phù hợp đối với hải chiến hiện đại.

Trong bài viết của mình được đăng trên tạp chí National Review (Mỹ), cựu thuyền trưởng hải quân Jerry Hendrix cho rằng tàu sân bay đơn giản là không phù hợp đối với hải chiến trong tương lai.

Thay vào đó, ông Hendrix tin rằng tàu sân bay đã trở thành một gánh nặng về tài chính mà Hải quân không thể gạt bỏ.

“Với mỗi tàu tiêu tốn đến 14 tỉ USD, chỉ riêng một tàu sân bay đã mất một khoản tương đương ngân sách đóng các loại tàu của cả nước trong một năm”, ông Hendrix viết. “Mỗi tàu sân bay đều có số thủy thủ đoàn ngang với một thị trấn nhỏ. Người Mỹ sẵn sàng liều mạng sống của mình vì những lý do cao cả, nhưng đồng thời họ cũng mong muốn tránh tổn hại về người”.

Ngày nay, một tàu sân bay có thể coi là một căn cứ quân sự nổi hơn là một tàu chiến thực thụ. Một tàu lớp Nimitz có thể chở được khoảng 5.000 người và chỉ cần mất một tàu sân bay có thể dẫn đến thiệt hại về người lớn gấp đôi thương vong trong chiến tranh Afghanistan.

Tầm quan trọng của tàu sân bay cũng khiến nó trở thành mục tiêu hàng đầu trong một cuộc tập kích. Kể từ sau Thế chiến II, Mỹ có quyền hoạt động tương đối tự do trên các vùng biển của thế giới. Thế nhưng, Mỹ đang phải đối mặt với Trung Quốc, quốc gia có lực lượng hải quân lớn mạnh và có mong muốn khẳng định sức mạnh ở Thái Bình Dương.

Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào việc chế tạo tên lửa hành trình chống hạm và các loại tàu ngầm sử dụng tên lửa này. Chúng có thể tấn công một tàu sân bay và tránh được hệ thống phòng thủ Aegis của Hải quân Mỹ.

Sự tồn tại của chương trình vũ khí chống hạm của Trung Quốc, được thiết kế đặc biệt để chống lại tầm ảnh hưởng của Mỹ, khiến giá trị của tàu sân bay đang bị đặt dấu hỏi và buộc Mỹ phải đưa ra những lựa chọn không mấy thuận lợi.

Hoặc là Mỹ phải bố trí các tàu sân bay của mình ngoài tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc, hoặc họ sẽ mạo hiểm mạng sống của hàng ngàn người Mỹ trên tàu khi tàu ở gần vũ khí Trung Quốc.

“Vì lý do đó, tàu sân bay hiện đại đã vi phạm một nguyên tắc chiến tranh cơ bản: Không bao giờ để lộ tài sản mà anh không được để mất của mình cho đối phương”, ông Hendrix viết.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Theo Anh Tuấn /Infonet

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.