Trung Quốc vật lộn với động cơ máy bay chiến đấu

Công nghệ động cơ của quốc gia này tụt hậu so với công nghệ của các tập đoàn như United Technologies (UTX.N), Pratt & Whitney, General Electric (GE.N) và Rolls-Royce (RR.L), dẫn lời Douglas Barrie, thành viên cao cấp của ngành hàng không quân sự tại Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược ở London.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết có một "khoảng cách nhất định" giữa công nghệ quân sự của Trung Quốc và một số nước phát triển, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng vũ trang.
Phương Tây hạn chế xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc vì e ngại mục đích quân sự, buộc Trung Quốc phải sử dụng các thiết kế cây nhà lá vườn và các động cơ mua từ Nga.
“Các nhà sản xuất động cơ của Trung Quốc phải đối mặt với vô số vấn đề” - Michael Raska, phó giáo sư thực hiện chương trình Biến đổi quân sự của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam tại Singapore, cho biết.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc bị các đối thủ gần đây nhất là máy bay F-22 và F-35k của Lockheed Martin (LMT.N) vượt mặt vì không thể bay hành trình siêu âm, hoặc bay ở tốc độ siêu thanh nếu không sử dụng buồng đốt sau. Một bất lợi khác là buồng đốt sau sẽ loại bỏ công nghệ tàng hình khiến máy bay bị phát hiện từ radar.

Du khách nước ngoài đứng bên cạnh mô hình của máy bay chiến đấu tàng hình J-31 tại gian hàng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) tại hội chợ triển lãm hàng không Trung Quốc năm 2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Công nghệ động cơ kém đặt Trung Quốc vào thế bất lợi khi phải đọ sức với máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc đồng minh Nhật Bản ở châu Á.
Trong các cuộc chiến, Trung Quốc có thể sẽ dựa dẫm hoàn toàn vào các chiến đấu cơ và các tên lửa phức tạp được phóng từ tàu chiến hoặc mặt đất.
Gallon - nhà cung cấp các dịch vụ tư vấn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, ước tính trong vòng 20 năm tiếp theo, Bắc Kinh sẽ chi 300 tỉ USD vào chương trình động cơ máy bay dân sự và quân sự. Cũng theo quản lý biên tập Greg Waldron của ấn phẩm công nghiệp Flightglobal, khoảng 20-30 năm tới, Trung Quốc cần phải có một động cơ quân sự đủ sức cạnh tranh với các quốc gia phát triển.
Một số nguồn tin chưa được xác thực cho biết Trung Quốc đã thuê một số kỹ sư nước ngoài và nhân viên lực lượng không quân trước đây về làm việc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về điều này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm