Tổng thống Brazil đang rơi vào vòng nguy hiểm

Phe đối lập tố bà Dilma Rousseff che giấu số liệu chi tiêu công năm 2014 trong mùa tranh cử trước khi bà tái đắc cử năm sau đó nhằm giảm nhẹ tình hình thâm hụt ngân sách để bảo vệ uy tín cá nhân.

Dự kiến ngày 15-4 báo cáo của ủy ban đặc biệt sẽ được trình cho Hạ viện. Từ ngày 17-4, Hạ viện có thể xúc tiến quy trình bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu có 2/3 số nghị sĩ đồng ý (tức 342/513 nghị sĩ), quy trình sẽ tiếp tục ở Thượng viện.

Cựu tổng thống Argentina Cristana Kirchner.

Theo kết quả kiểm đếm hằng ngày, báo Estado de Sao Paulo cho biết đến nay đã có 290 nghị sĩ đồng ý bất tín nhiệm tổng thống, 115 nghị sĩ không đồng ý, 61 nghị sĩ còn do dự và 47 nghị sĩ từ chối cho ý kiến.

Tối 11-4, trước hàng ngàn người ủng hộ, cựu Tổng thống Lula da Silva đã tố cáo đây là “cuộc đảo chính nhung”. Dù bị nghi vấn tham nhũng trong vụ Tập đoàn Dầu khí Petrobas, ông vẫn đang sử dụng uy tín của mình để vận động các nghị sĩ bỏ phiếu tín nhiệm tổng thống.

Trong khi đó tại Argentina, cựu Tổng thống Cristina Kirchner (năm 2007-2015) đang đối mặt với một vụ án hình sự. Ngày 11-4, bà đã đến Buenos Aires theo lệnh triệu tập của tòa. AFP đưa tin bà đã huy động hàng ngàn người chào đón bà trước sân bay và trước căn hộ của bà ở trung tâm thủ đô (ảnh).

Ngày 13-4, bà Cristina Kirchner sẽ ra trước tòa để trình bày về vụ ngân hàng trung ương bán ngoại tệ có yếu tố đầu cơ trong những tháng cuối nhiệm kỳ của bà. Bộ trưởng Kinh tế và thống đốc ngân hàng cũng được triệu tập. Ngoài ra, cơ quan công tố đã thông báo sẽ mở cuộc điều tra về nghi vấn bà tham nhũng và rửa tiền.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm